Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Khám phá đường hầm bí ẩn dài 5000 km ở Trung Quốc...

MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG HẦM KHỔNG LỒ TẠI TRUNG QUỐC
> Tạp chí Le Nouvel Observateur, thường gọi tắt là Nouvel Obs, ở mục Điện thoại đỏ, nêu lên tiết lộ mới vềTrung Quốc đang gây tranh cãi trong giới chuyên gia: đó là hệ thống đường hầm ngoạn mục mà công tình nghiên cứu của một nhóm sinh viên Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, đã khám phá.
> Hệ thống đường hầm mà giới quân sự Trung Quốc gọi một cách hãnh diện ‘Vn lý trường thành dưới lòng đt’, dài 5000 cây số, chi chít những con đường mà xe lửa chở đầu đạn hạt nhân, hỏa tiễn, dàn phóng, qua lại. Các tuyến này còn nối liền các căn cứ cũng ở dưới lòng đất với nhau.
> Tạp chí nhắc lại là hệ thống ngoạn mục đó đã từng được bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên nêu lên trong báo cáo thường niên vừa qua.
> Theo Le Nouvel Obs, sinh viên Đại học Georgetown, đã nghiên cứu hàng tấn tài liệu, từ các bài báo quân sự, những phát biểu truyền hình, những bài phỏng vấn... và họ đã đưa ra con số đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc là 3000, tức là cao gấp 10 lần số liệu thường thông báo.
> Con số này đã làm dấy lên một cuộc chiến giữa các chuyên gia, tranh cãi càng gay gắt khi mà không ai hình dung được số lượng thực. Tác giả bài báo kết luận chắc chắn là các vệ tinh gián điệp của cả hành tinh sẽ phải rình rập mọi tiếng động xuất phát từ mạng lưới đường hầm khổng lồ này.
Đường hầm bí ẩn dài 5000 km ở Trung Quốc
Công trình đường hầm quân sự bí mật “6501” từ lâu được thế giới biết đến với tên gọi “Vạn lý trường thành ngầm” đã trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều quốc gia. Mới đây, một nghiên cứu không chính thức của Mỹ cho rằng đây là nơi cất giấu vũ khí hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc.
> Washington Post ngày 29-11 dẫn báo cáo dài 363 trang của nhóm sinh viên Trường đại học Georgetown do giáo sư Phillip Karber, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh cho biết về một công trình mà giới quân sự Trung Quốc tự hào mô tả là “Vạn lý trường thành ngầm”. Đây là một hệ thống những đường hầm dài 5.000km, nơi đang lưu thông các đoàn tàu đặc biệt được trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa liên lục địa cùng các bệ phóng lưu động, nối liền với các căn cứ cũng nằm ngầm dưới lòng đất. Hệ thống này gây sửng sốt đến mức Lầu Năm Góc lần đầu tiên đã phải đưa vào báo cáo thường niên của mình.
Kho chứa vũ khí ngầm?
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2008 đã vô tình phơi bày một thế giới quân sự bí mật trên các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập. Dạo đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin hàng ngàn kỹ thuật viên bức xạ đã được đưa đến vùng này, dấy lên những đồn đoán về một mạng lưới đường hầm rộng lớn cất giấu vũ khí hạt nhân. Tháng 12-2009 quân đội Trung Quốc đã buộc phải thừa nhận trên Đài truyền hình trung ương CCTV rằng Quân đoàn pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm dài hơn 4.800km cùng các căn cứ nằm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, đủ sức đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công hạt nhân.
Công trình nghiên cứu kéo dài ba năm của giáo sư Karber và các sinh viên Đại học Georgetown được khởi động ngay sau trận động đất Tứ Xuyên. Các sinh viên đã tập hợp hàng tấn tài liệu khác nhau: từ các tạp chí quân sự, tin tức, hình ảnh đến các diễn đàn, các cuộc phỏng vấn... để đưa ra kết luận rằng hệ thống đường hầm này đang chứa các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, thậm chí họ còn thiết lập một bảng chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa được cất giấu bên trong cũng như giả định cả những cách vận chuyển tên lửa...
Theo công trình nghiên cứu này, các sinh viên ước tính Trung Quốc hiện đang cất giấu đến 3.000 đầu đạn hạt nhân, gấp 10 lần con số từng được đưa ra trước đó. Washington Post cho biết kết quả nghiên cứu này đã được đưa ra Quốc hội Mỹ thảo luận và các tài liệu cũng đã được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc.
Đường hầm bí mật năm 1965
Theo các tài liệu của Trung Quốc, đường hầm bí mật này đã được Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng từ những nằm 1960. Cách đây 30 năm, truyền thông nước này đã đưa ra nhiều phỏng đoán về một kho vũ khí bí mật được cất giấu trong một công trình mang tên “6501” dài 17km được khởi công vào năm 1965 và đã bí mật đình chỉ vào năm 1973. “Vạn lý trường thành ngầm” mà Lầu Năm Góc đã nêu trong báo cáo của mình hẳn là phiên bản khổng lồ của công trình “6501” này.
Theo Tân Hoa xã, công trình ngầm “6501” giống như một mê cung gồm ba tầng thông nhau được đúc bằng bêtông cốt thép. Với chiều dài 17km và khoảng 25 hang động lớn nhỏ có diện tích lên đến hàng trăm mét vuông, “6501” đủ rộng để cho bốn xe ca dàn hàng ngang và cả xe lửa lưu thông. Các chuyên gia Trung Quốc còn cho biết 17 “giếng trời” trong đường hầm được thiết kế dành cho các tên lửa với chiều cao 80m, đường kính từ 10-20m. “Thật khó tưởng tượng với chiều dài 5.000km của phiên bản trường thành ngầm mới, Trung Quốc có thể chứa được những loại vũ khí gì”, Tân Hoa xã dẫn lời một học giả giấu tên cho biết.
Vẫn theo Tân Hoa xã, công trình đường hầm “6501” được xây dựng một cách bí mật để phục vụ mục đích quốc phòng. Ông Tăng Trung Dân, một công nhân xây dựng công trình “6501”, cho biết từ khi khởi công đến lúc bị đình chỉ xây dựng vào năm 1973, mọi thông tin đều được giữ bí mật, ngay cả chính quyền địa phương cũng không mảy may hay biết gì về đường hầm này. Ngay đến các công nhân đào hầm được điều đến cũng không biết mình đang ở đâu và xây dựng công trình nhằm mục đích gì. Cho đến nay, đường hầm này đã từng chứa những gì, lý do vì sao công trình bị đình chỉ vào năm 1973 vẫn còn là một câu hỏi không lời đáp đối với giới truyền thông Trung Quốc.
Báo Le Nouvel Observateur, Pháp, ngày 7-12, khi đề cập đến “Vạn lý trường thành ngầm” này đã kết luận: “Chắc chắn các vệ tinh do thám và các thiết bị nghe lén trên toàn trái đất sẽ dõi theo mọi động tịnh phát ra từ cái ổ chuột chũi khổng lồ này”.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Đứng yên nhìn kẻ say máu đâm thiếu nữ 28 nhát dao


(VTC News) - Mấy ngày gần đây, video clip về sự thờ ơ của người qua đường đối với cô gái bị đâm 28 nhát dao đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc.
>> Video: Đâm chết thiếu nữ với 28 nhát dao giữa phố
Đoạn video có tên “Ngang nhiên giết người trên phố” đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội Trung Quốc. Video này cho thấy, vào lúc 9h sáng ngày 30/11, một người đàn ông chừng 25 tuổi đã xông vào tấn công một cô gái qua đường, lôi và giằng lấy ba lô của cô gái. Cô gái đã gắng sức giật lại nhưng hắn vẫn không buông tay. Sau gần 10 giây giằng co, người đàn ông hung hãn đã rút dao găm trên người đâm tới tấp cô gái 4 nhát liền, khiến cô ngã lăn ra đất.

Khi đó, có hai người qua đường đứng yên quan sát sự việc. Người đàn ông say máu cuồng lên, hắn tiếp tục dùng dao đâm cô gái thêm mấy nhát nữa; nạn nhân dồn chút sức tàn gượng dậy kêu cầu cứu giúp, nhưng hai người qua đường không hề can thiệp hay báo cảnh sát mà lẳng lặng rời khỏi hiện trường.

Kẻ côn đồ tiếp tục đâm cô gái mười mấy nhát nữa cho đến khi cô gục hẳn trên vũng máu…

Án mạng được xác định xảy ra ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Vụ giết người dã man đã khiến cư dân mạng đã vô cùng kinh ngạc về hành động du côn đến bất thường của gã đàn ông và thương xót cho cô gái xấu số. Họ cũng đặt nhiều câu hỏi về quan hệ giữa cô gái với người đàn ông kì lạ kia; cũng như bày tỏ phẫn nộ với việc những người qua đường không ai chịu ra tay can ngăn, để cô gái chết thảm trên đường.

Một số cư dân mạng đồn đoán, khả năng đây là một vụ đánh ghen, và kẻ sát nhân là chồng hoặc bạn trai của nạn nhân. Những người khác lại không nghĩ như vậy, họ phân tích, những hình ảnh trong video cho thấy, đây là một vụ án giết người cướp của hoặc người đàn ông này có vấn đề về thần kinh.

Được biết, địa điểm xảy ra vụ án mạng cách đồn cảnh sát không xa, nhưng hơn 10 phút sau khi có án mạng vẫn không thấy cảnh sát đâu cả.

Chiều 5/12, khi các phóng viên gọi điện tới văn phòng cảnh sát địa phương, phía cảnh sát cho hay, ngay hôm xảy ra vụ việc họ đã bắt hung thủ về quy án, chờ xét xử; còn người bị hại đã chết sau khi đưa đến bệnh viện vì mất máu quá nhiều. Hung thủ tên là Lý Thụy Cường, 24 tuổi, nhà ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Sơn Tây, đang trong tình trạng thất nghiệp; nạn nhân họ Từ, 28 tuổi, hiện tạm trú tại Hoài Nhơn. Điều tra sơ bộ cho thấy thủ phạm và nạn nhân chắc chắn không phải là vợ chồng như nhiều người đồn đoán, họ hoàn toàn không quen biết nhau. Tuy nhiên, cảnh sát cũng cho biết tâm lý người đàn ông này có dấu hiệu bất thường. Hiện cảnh sát vẫn đang trong quá trình điều tra vụ việc.

Nhiều người cho rằng hành động của người đàn ông khiến người ta ghê tởm, nhưng sự thờ ơ, lạnh lùng của những người qua đường thấy chết mà không cứu còn tàn nhẫn hơn. Trong khi đó, nhiều cư dâng mạng nhận định, thay vì ra tay can ngăn án mạng, để tốt nhất cho cả mình và nạn nhân, chúng ta nên báo cảnh sát thì hay hơn, vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát.

Bình luận về biểu hiện "thấy chết không cứu" của những người qua đường, một giảng viên đại học Hải dương Trung Quốc nhận định: “Đừng quá nhạy cảm đến mức dễ dàng nói ra những chữ như 'thờ ơ, máu lạnh', dễ dẫn tới một cuộc chiến tranh trên mạng. Khi các bạn chỉ trích những người qua đường thờ ơ, máu lạnh thì hãy thử nghĩ xem việc trực tiếp ra tay can ngăn hung thủ tốt hơn hay lập tức đi báo cảnh sát tốt hơn?”

Đỗ Hường

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

THỬ PHÂN TÍCH SỰ KIỆN BIỂN ĐÔNG 26/5/2011

Đã viết bài cục diện mới của ngoại giao Việt Nam rồi, nhưng dường như những gửi gắm trong bài chưa được hiểu đủ và hiểu đúng? Khắp cộng đồng mạng mấy hôm nay vẫn bùng nổ câu chuyện biển Đông. Người thì kích động xuống đường ôn hòa vì biển Đông. Kẻ thì kích động tinh thần dân tộc. Những người có nhận thức tốt hơn thì đưa ra những giải pháp cho biển Đông. Tất cả đều tốt, nhưng cái tốt phải đặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Nếu cái tốt đặt không đúng chỗ, và không đúng thời điểm thì có thể nó sẽ trở thành cái xấu, thậm chí là cái nguy hiểm. 

Vì vậy ta cần phải nhìn lại tình hình để phân tích vì sao Trung Hoa lại gây căng thẳng biển Đông? Vì sao câu chuyện biển Đông đến hôm nay người Mỹ và thế giới vẫn yên ắng? Và vì sao đang thế ngoại giao mạnh chúng ta lại rơi vào thế bị động trong lúc này?

Ngược dòng thời gian, cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi là đòn đánh chí tử vào yết hầu Trung Hoa, trong chiến lược gầy dựng nguồn năng lượng cho phát triển của họ. Cái mà họ đã gầy dựng hơn 20 năm nay, bỗng chốc lát trở thành trắng tay. Buộc họ phải tìm giải pháp bù đắp cho thiếu hụt này.

Trung Hoa sắp chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ Năm - một thế hệ được cho rằng thái tử đảng với tư tưởng diều hâu - trong khi tình hình quốc nội của họ đang chao đảo vì lạm phát, vì nội loạn, vì bất đồng sắc tộc, với sự phân hóa giàu nghèo, và vì chủ nghĩa tư bản thân hữu mà họ đang sử dụng để có dự trữ ngoại tệ chinh phục thế giới làm dân nghèo đi, mà chỉ một tỷ lệ nhỏ thân hữu với chính khách hưởng lợi và nhà nước thì giàu.

Tất cả những điều đó, buộc họ phải cố gắng cân bằng với chiến lược mới để đáp ứng với thời cuộc, nhưng phải làm sao đảng độc nhất cầm quyền phải đứng vững vai trò cai trị của mình. Nên họ phải gây căng thẳng biển Đông. Một mũi tên bắn nhiều đích: bù đắp thiếu hụt nhiên liệu, phép thử lòng dân, kích động tinh thần dân tộc cực đoan để định hướng dân quên đi tồi tệ kinh tế và độc đoán trong chính trị đang diễn ra và những bất đồng về sự phân hóa giàu nghèo, sắc tộc đang là những mối đe dọa có thể làm họ mất tất cả. Đó là cách mà các cường quốc "xuất khẩu" nội loạn của họ sang nước khác. Cũng giống như Mỹ đã xuất khẩu lạm phát của mình sang thế giới còn lại bằng chính sách nới lỏng định lượng và tăng đầu tư nước ngoài thông qua các CEO tài phiệt.

Lại ngược dòng thời gian một chút, khi cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Hoa nối lại sau 4 năm gián đoạn, do việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hồi tháng 01/2011, thì họ chọn đúng ngày 19/01/2011 - cái ngày mà đại hội đảng cộng sản Việt Nam bế mạc thành công rực rỡ - Rõ ràng có dụng ý trước khi họp kín để tính toán chuyện khu vực và toàn cầu. Vì lúc đó, cả 2 cường quốc đã xác định rõ ràng chiến lược của Việt Nam trong 10 năm tới. Cho nên sau cuộc họp thượng đỉnh mọi vấn đề biển Đông và thế giới đã có những biến động có thể nói là quay ngoắt 180 độ. Từ sự chìa tay với Việt Nam, người Mỹ đã không còn mặn mà. Từ khu vực thắt yết hầu đường tiếp tế nhiên liệu qua Thái Bình Dương, người Mỹ chuyển sang làm mất mỏ nhiên liệu mà Trung Hoa đang khai thác ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại sao như vậy?

Có thể là người Mỹ đã nhìn thấy hết đại hội đảng cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi với chiến lược dài hạn. Vẫn hình thái xã hội sao chép từ Trung Hoa, vẫn trung thành với anh cả đỏ. Nên công việc của người Mỹ là tạo ra một cục diện toàn cầu mới, để anh em trong nhà "môi hở răng lạnh" đấu nhau ở biển Đông. Một mũi tên nhằm nhiều đích, đích đầu tiên là tạo ra sự đối đầu của thành trì cộng sản cuối cùng trên thế giới bất đồng, như họ đã làm khi ông Nixon làm với ông Mao hồi năm 1972, để Liên Xô và Trung Quốc không đoàn kết. Và hậu quả như thế nào thì sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 1980s đã minh chứng.

Đích thứ hai là, khai thác dầu ở biển Đông không chỉ có Việt Nam mà còn có Nga. Nên việc này không chỉ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn quyền lợi của Nga. Đích thứ ba là, động chạm đến quyền lợi của cả khối Asean. Rõ ràng đẩy Trung Hoa vào thế đối đầu với khu vực và quốc tế. Quả thật là một chiến lược hoàn hảo. Nhưng khi câu chuyện ngày 26/5/2011 xảy ra thì, cho đến nay chưa thấy nước nào lên tiếng ủng hộ ta. Đó là một điều đáng suy nghĩ để đặt dấu hỏi tại sao?

Qua những nhận định trên, là một người dân, khách quan nhìn nhận sẽ thấy những điều sau:

Chắc chắn Trung Hoa chỉ rung cây nhát khỉ trong vấn đề biển Đông, mà không thể gây chiến tranh vì, nếu họ đẩy Việt Nam đến đường cùng bằng chiến tranh thì, họ sẽ mất đi một đồng minh thân cận bị đẩy sang bên đối diện, đồng thời họ sẽ trở thành kẻ thù của thế giới. Hình ảnh của họ đã xấu lâu nay trở nên xấu hơn. Vì cho đến giờ này Việt Nam vẫn là đồng minh trung thành của Trung Hoa từ mô hình chính trị xã hội đến thâm thủng nhập siêu về kinh tế và cả quan hệ quốc phòng chiến lược. Nếu Trung Hoa trở mặt với Việt Nam thì còn nước nào trên thế giới có thể tin cậy Trung Hoa? Nhưng một số trang mạng lại đi đến cực đoan khi cho rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và một số lại kêu gọi biểu tình phản đối Trung Hoa là điều chưa nắm rõ tình hình, và có thể là một sự xúi giục không cần thiết, mà có thể đưa đến tình trạng của năm 2007, với nhiều trí thức yêu nước phải vào vòng lao lý và được quan tâm đặc biệt của chính quyền. Ngay cả báo chí mấy hôm nay cũng đẩy vấn đề lên quá nóng!

Như vậy, Trung Hoa muốn gì? Rõ ràng trong cơn kiệt quệ vì năng lượng, họ đang điên cuồng muốn chiếm lấy biển Đông để khai thác dầu bằng quan hệ song phương. Nôm na cho dễ hiểu là muốn "ăn chia theo tỷ lệ". Nhưng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, họ đã ký kết thì, họ sai hoàn toàn. Về luật họ cũng sai, mà về uy tín thế giới họ cũng thất thế. Nhưng sự đời quy luật - mạnh được yếu thua - vẫn cứ xảy ra như cơm bữa, mà bất chấp mọi luật lệ và hình ảnh quốc tế của các cường quốc. Ví như chiến tranh Iraq do người Mỹ phát động để hạ bệ ông Saddam Hussein năm 2003 vậy. Song trong chiến tranh Iraq, người Mỹ đã ngụy tạo chứng cứ chính quyền Saddam Hussein có vũ khí nguy hiểm. Còn với biển Đông chứng cứ người Trung Hoa đã sai quấy.

Vấn đề Việt nam luôn giữ lập trường đàm phán đa phương với vấn đề biển Đông. Và điều này Việt Nam đã thắng lợi trong ngoại giao khu vực trong ngày 19/5/2011 vừa qua. Có phải vì thế mà Trung Hoa mới làm phép thử và chia cắt khối Asean bằng nhiều thủ đoạn?

Cho nên Việt Nam cần bình tỉnh đối phó với tình hình bằng, thứ nhất là lấy sự ủng hộ của khu vực và thế giới, mà đứng đầu là vai trò người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Vì những diễn biến gần đây cho thấy, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được sức mạnh của Trung Hoa. Thứ hai là, đưa vấn đề lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Và cuối cùng là, lòng dân trong nước cần phải củng cố sự tin cậy đã và đang bị lung lay sau sự cố biểu tình 2007 và suy thoái kinh tế kép ở trong nước.

Nếu Việt Nam không làm được 3 vấn đề cốt yếu trên trước khi đi đến đàm phán đa phương vấn đề biển Đông với Trung Hoa thì, rất khó lòng với chiến lược biển Đông trong dài hạn.

Asia Clinic

NẾU IRAN GỤC THÌ TRUNG HOA SẼ RA SAO?

Ở đời chỉ có người có cả tài lẫn đức mới dám minh bạch mọi hành vi. Thế giới cũng vậy, chỉ có một cường quốc đủ cả sức mạnh mềm - kinh tế, tự do dân chủ - và sức mạnh cứng - an ninh quốc phòng - thì mới dám minh bạch đường lối thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại rõ ràng. Hoa Kỳ là một nước như thế, khi nhân vật thứ hai của toà bạch ốc đọc bản tường trình trước quốc hội về chiến lược Châu Á Thái Bình Dương hồi cuối tháng trước.

Thực chất bài phát biểu của bà Hillary Clinton không phải chỉ mới phát biểu bây giờ mà, từ ngày 12/01/2010 bà đã trình bày tại Trung Tâm Đông Tây ở Honolulu - Hawaii, trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trung tâm. (Xem video Clip)

Bài diễn văn của bà Hillary Clinton vào ngày 12/01/2010 tại Trung Tâm Đông Tây ở Honolulu - Hawaii

Câu chuyện rất rõ ràng khi những cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra từ đầu năm tới 20/10/2011 với cái chết của ông Gaddafi, và sự thay đổi chính quyền của nhiều nước sau chỉ 2 bài phát biểu của bà Hillary Clinton và ông tổng thống Obama ở các nước châu Phi hồi giữa năm 2009. Sức mạnh mềm của Hoa Kỳ phát động từ tự do dân chủ và từ internet đã làm khu vực này chuyển mình thức tỉnh. Làm sao không thức tỉnh khi, một đứa trẻ có cùng nguồn gốc da đen, mà lại là đứa con rơi rớt của một du học sinh châu Phi đến nước Mỹ ăn học và bỏ quên hôm nay lại trở thành người nắm vận mệnh toàn cầu? Trong khi cũng là cùng màu da sắc tộc, có cha mẹ gia đình đàng hoàng mà ta lại vẫn nằm dưới sự cai trị của kẻ khác tồi tệ hơn?

Song bản chất của vấn đề Bắc Phi là vấn đề cung năng lượng cho Trung Hoa. Và Trung Đông vẫn còn chưa xong. Rảnh nợ ở châu Phi, sắp rút quân ở Afghanistan và bắt đầu một chuyển động khác - cái gai Iran đã hơn 30 năm sau cuộc bắt con tin ngoại giao Mỹ cuối thập niên 1970s - phải giải quyết. Một công đôi ba chuyện: nhổ cái gia Iran độc tài và thần quyền cực đoan dám chơi trội. Việc nữa là cắt nguồn cung quan trọng nhất về năng lượng cho Trung Hoa. Và cuối cùng là cắt cái liên minh ma quỷ Trung Hoa - Pakistan - Iran đang âm thầm cung cấp vũ trang cho các nhóm khủng bố quấy rối thế giới văn minh.

Ngược dòng thời gian một chút, hồi tháng 9/2010 đích thân tổng thống đương nhiệm Iran dù lên gân, nhưng vẫn đồng ý đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân, nhưng bị từ chối. Giữa năm nay, Iran đồng ý mở cửa cho IAEA - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - thám sát vấn đề hạt nhân. Là một nước có trữ lượng và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, có mặt tiền hướng ra biển Caspian ở phía Bắc, và ở phía Nam với 2 vịnh quan trọng là vịnh Ba Tư (Persian Gulf) và vịnh Oman thuộc biển Ả Rập nối ra với Ấn Độ Dương. Nhưng với hơn 30 năm bị cấm vận, có lẽ kinh tế Iran đã bắt đầu cạn kiệt sau khi chạy đua vũ trang hòng giữ vững chế độ độc tài thần quyền Hồi giáo cực đoan?

Cách đây 2 hôm, đồng loạt đồng minh lâu bền Hoa Kỳ và Israel cùng tuyên bố. Hoa Kỳ thì tuyên bố tăng siết chặt cấm vận với Iran bằng cách cấm tất cả cá nhân và tổ chức nào làm ăn về dầu khí với Iran không được phép làm ăn và cấp thị thực visa nhập cư và Hoa Kỳ. Còn ông thủ tướng đương nhiệm Israel - Benjamin Netanyahu - thì trình quốc hội xin phép tấn công Iran, nhưng chưa được đa số đồng tình.

Với cánh tay nối dài với các đồng minh NATO, một kiểu tác chiến mới của Hoa Kỳ đã được hình thành và thành công không tốn một sinh mạng, qua những cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi Trung Đông. Bây giờ, với đồng minh Israel, vấn đề Iran đang chuyển động từng ngày. Thế thì liệu khi nào nó sẽ xảy ra, sau khi IAEA thông báo cả Iran và Bắc Hàn đã không tuân thủ đưa ra hết "những bí mật" của họ khi Iran đã mở những trung tâm làm giàu năng lượng hạt nhân dưới lòng đất hồi cuối tháng qua.

Tổng kết gần đây cho thấy, các quốc gia độc tài mà có những âm mưu đe dọa an ninh Hoa Kỳ, sau khi mở bí mật, hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân là, y như rằng sẽ có cuộc dàn xếp để đi đến một cuộc chiến thay da đổi thịt ở đó. Từ Iraq đến Libya. Và có lẽ Iran sẽ là trục phải giải quyết trong tương lai gần.

Liệu sau khi giải quyết Iran, Trung Hoa với một cái vòng kim cô bao quanh cả về năng lượng, khoáng sản, nhân quyền, bất ổn sắc tộc và kể cả trừng phạt kinh tế bằng đánh vào chỉ tệ đồng Nguyên, thì liệu đại hội đảng cộng sản lần tới vào năm 2012 có phải là lần cuối cùng?

Asia Clinic

RẮC RỐI CỦA TRUNG HOA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Bài viết gốc: China’s Trouble with the Neighbors

Bài viết của ông Zhu Feng là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, thuộc Đại học Bắc Kinh.

BC KINH – Chính sách "láng giềng tốt" của Trung Hoa được đặt dưới một áp lực lớn chưa từng thấy; thực vậy, nó đang ở vào vị thế tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một tình hình khác, sau khi có những va chạm với các nước láng giềng đã phát sinh trong thời gian gần đây.

Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Phillipines trong vùng biển Đông, đến căng thẳng với Miến Điện và Thái Lan, những mối quan hệ được xem là chưa bao giờ thân thiện, đã trở nên căng thẳng. Việc Miến Điện quyết định hoãn dự án xây đập Myitsone(1) được Trung Hoa hậu thuẫn là cú sốc đối với Trung Hoa. Tương tự như vậy, việc giết chết 13 thuyền viên thuyền Trung Hoa trên sông Mekong(2) vào đầu tháng 10/2011 như một lời nhắc nhở ảm đạm rằng có lẽ hòa bình của Trung Hoa biên giới đất liền phía Nam, đã được bình yên gần 20 năm, bây giờ trở thành những láng giềng thù địch nhất.

Đập thuỷ điện Myitsone xây dựng ngay trên hội lưu của 2 dòng sông Mali Hka và N'Mai Hka tạo ra dòng chính của sông Irrawaddy. Đây là một quy định cấm tuyệt đối khi làm đập thuỷ điện của các hiệp hội các dòng sông thế giới, vì nó làm biến đổi khí hậu và huỷ diệt môi trường khu vực cũng như toàn cầu do nguồn nước bị cạn kiệt. (hình của Internet - ND)

Chính phủ và nhân dân Trung Hoa đặc biệt thất vọng bởi những vụ giết người trên sông Mekong, mà dường như để chứng minh, một lần nữa, nói lên sự bất lực của chính phủ trong việc bảo vệ công dân của mình bị giết ở nước ngoài, mặc dù đây là tình hình mới phát sinh trên toàn cầu của Trung Hoa. Kết quả là, hai câu hỏi quan trọng đã phát sinh: Tại sao các nước láng giềng của Trung Hoa chọn phương án bỏ qua lợi ích của họ? Và mặc cho sự trỗi dậy của Trung Hoa, nhưng tại sao các cơ quan chức năng của chính quyền Trung Hoa dường như ngày càng không thể đảm bảo được cuộc sống và lợi ích thương mại của người dân Trung Hoa ở nước ngoài?

Mối lo âu của Trung Hoa về những câu hỏi này tạo ra từ chính sách của Trung Hoa. Với sự sụp đổ chính quyền của Muammar el-Qaddafi ở Libya, các công ty Trung Hoa bị mất các khoản đầu tư trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ kim, chính phủ mới của Libya đã bóng giónhững dự án này sẽ không được tiếp tục. Nhiều người Trung Hoa đã bất an khi chính phủ quyết định sơ tán công dân Trung Hoa Libya, và họ thích một nỗ lực táo bạo hơn để bảo vệ tài sản thương mại quốc gia ở đây.

Tương tự như vậy, lập trường thay đổi của chính phủ Trung Hoa sau này, và rất bất ngờ, khi công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia của quân nổi dậy như là một chính phủ Libya đã làm dấy lên sự giễu cợt đáng kể ở trong nước. Sau những gì mà Trung Hoa đã phí công về mặt chính trị để phản đối những cuộc không kích của NATO khi mới bắt đầu can thiệp vào Libya, để rồi lại quay sang ủng hộ những lực lượng NATO đã giúp cướp quyền lực ở Libya. Đây là một chính sách ngoại giao vì thực dụng thương mai rỗng tuếch nhất của Trung Hoa.

Đối với phần lớn người Trung Hoa, Libya là một
quốc gia ngoài khả năng kiểm soát của Trung Hoa, do năng lực hạn chế của Trung Hoa đối với thực thi quyền lực của dự án. Vì vậy, việc chú tâm vào việc khôi phục lại lợi ích thương mại của Trung Hoa ở Libya được quan tâm một cách miễn cưỡng, nếu không nói là hoàn toàn thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, Miến Điện và các quốc gia sống quanh sông Mekong khác phải được nâng tầm lên là những "láng giềng tốt", và việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay quyền lực của Trung Hoa, vì vậy sự tức giận của công chúng về những mối đe dọa đến lợi ích của đất nước ở những nơi này là to lớn.

Những lợi ích đó bao gồm một đường ống dẫn dầu mới chạy từ Miến Điện đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, Trung Hoa cũng đang làm việc trên các dự án "kết nối" - cụ thể là, mạng lưới đường sắt và đường cao tốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và xã hội giữa Trung Hoa với các nước ASEAN. Những sự cố ở đập thủy điện Myitsone và sông Mekong bây giờ là vai diễn đen tối của các dự án này, thúc đẩy nỗi sợ hãi của một phản ứng dây chuyền có thể phá hỏng nỗ lực kéo dài hai thập kỷ của Trung Hoa để đạt được sự hội nhập khu vực sâu hơn.

Rõ ràng, chính phủ mới của Miến Điện không muốn làm trầm trọng thêm mối bất hoà trong vùng biên giới đã không ổn định của họ, nơi các nhóm nổi dậy đã sử dụng dự án đập thủy điện để tập hợp lực lượng làm ra những cuộc biểu tình mới. Nỗ lực của chính phủ mới ở Miến Điện là chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị trong những vùng bất ổn Miến Điện, và như vậy sẽ làm giảm đi những cuộc tranh giành của các lãnh chúa địa phương với chính quyền, rõ ràng điều này là nguyên nhân để quyết định ngưng việc xây dựng đập thủy điện Myitsone.

Về phần mình, các nhà đầu tư của Trung Hoa vào việc xây dựng đập Myitsone, họ đã dựa quá nhiều vào chiều sâu của quan hệ song phương hai nước, mà quên đi các rủi ro chính trị của dự án. Hành vi của họ cũng phản ánh sự dựa và cái gọi là bảo đảm từ chủ nghĩa hám lợi (mercantilism) của chính phủ, cũng như sự tự mãn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Hoa, nó giết chết (to account for something/somebody) hầu hết những đầu tư ở nước ngoài của Trung Hoa. Với tư duy là làm ăn dưới sự hổ trợ hoặc bảo lãnh của chính phủ khi các công ty này thất bại - họ đã đầu tư một cách phóng túng.

Sự kiện Mekong nói lên một câu chuyện ảm đạm khác. Con sông liên kết 5 quốc gia, đã từ lâu nổi tiếng là một nền tảng cho tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cờ bạc, và buôn lậu. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Hoa đã mang lại sự tương tác ngày càng tăng giữa Trung Hoa và các nền kinh tế của thế giới ngầm khu vực sông Mekong. Vụ giết hại 13 thuyền viên Trung Hoa có liên quan đến xu hướng này. Nhưng Trung Hoa có thể tránh những thảm kịch tương tự tốt nhất không phải bằng cách chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, bằng cách xây dựng hợp tác đa phương nhiều hơn để chống lại tội phạm xuyên quốc gia dọc theo sông Mekong.

Những sự kiện Myitsone và Mekong làm nổi bật một cách sắc nét mối quan hệ Trung Hoa với các nước láng giềng phía nam. Nó làm cho chính sách láng giềng tốt của Trung Hoa hướng theo vấn đề ngoại giao khu vực chú tâm đến những vùng sông nước chưa được ghi vào bản đồ địa lý (uncharted waters).

Thật vậy, những quốc gia láng giềng của Trung Hoa sẽ không đáng được tin cậy đối với lợi ích của Trung Hoa trừ khi và cho đến khi Trung Hoa bắt đầu cung cấp những lợi ích thiết yếu đến cộng đồng này Đó không chỉ là thương mại mà còn là việc xây dựng những chính quyền có nền quản trị khu vực trên cơ sở quy định của pháp luật, tôn trọng nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế khu vực . Nếu không, sự đổ vỡ như những sự kiện ngưng xây dựng đập thuỷ điện Myitsone và giết người Trung Hoa dọc theo sông Mekong sẽ tái phát. Nó sẽ khoét sâu hơn theo hướng một Trung Hoa bị cách ly và hoảng loạn.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Sự kiện đập thuỷ điện Myitsone: Vào ngày 30/9/2011 chính phủ Miến Điện thông báo ngưng dự án đang xây dựng đập thuỷ điện Myitsone trên sông Ayeryawady hay còn có tên là sông Irrawaddy. Nó là con sông lớn nhất ở Miến Điện chảy theo hướng Bắc Nam có độ dài khoảng 2170km. Sông Irrawaddy này hợp lưu bỡi 2 nhánh sông Mali Hka từ tây bắc Miến Điện và dòng N’Mai Hka từ phía đông bắc miến Điện. Dòng Mali Hka bắt nguồn từ phía tây nam dãy núi Hymalaya thuộc Tây Tạng. Dòng N’Mai Hka bắt nguồn từ bang Kachin phía Bắc Miến Điện nó cũng có nguồn gốc từ phía Nam Tây Tạng, nhưng ở đông nam dãy Hymalya. Đây là một thất bại lớn của ngoại giao Trung Hoa.

 Bản đồ sông Irrawaddy ở Miến Điện (hình của internet)

2. Sự kiện giết người dân Trung Hoa trên sông Mekong: Vào ngày 05/10/2011 13 công dân Trung Hoa là thuyền viên đã bị 9 binh sĩ Thái Lan giết chết. Chính phủ Thái Lan tuyên bố sau khi bắt 9 binh sĩ với lời khai báo là họ hành động theo lệnh của thế giới ngầm mafia của địa phương, chứ không phải do lệnh của chính quyền Thái Lan.

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Men rượu Trung Quốc, cái chết từ từ


Phương Minh
QUẢNG NAM - Cho đến nay, có thể nói rằng người Việt Nam, là đàn ông, chắc chắn rằng từ độ tuổi 18 trở đi, khó có ai mà không biết uống rượu. Ngoại trừ cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số còn lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần/tuần, thậm chí 7 lần/tuần.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-01_400.jpg

Xẻ cơm từ gạo đã ủ men để nấu rượu, một kiểu nấu mới khi sử dụng men Trung Quốc thay vì trước đây nấu cơm, trộn men vào và ủ. (Hình: Phương Minh)
Ở Việt Nam, nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo, bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây giờ thì khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lãi cao...”
Ông Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, mình không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở! Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể”.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-02_400.jpg

Rượu dầm nhau thai những con vật được cho là bổ nhất của giới uống rượu. (Hình: Phương Minh)
Vẫn theo lời ông thông, “Trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo, bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. Trong thôn này có sáu lò rượu, cả xã có hai chục lò rượu. Nhưng khi nào các quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng Bình, Quảng Nam, cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục lò rượu lớn, nhỏ, có chừng mười lò cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa rượu...”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì để vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Mình vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng mình mà không theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống!”
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-03_400.jpg

Men của Trung Quốc giá rẻ, dễ nấu nhưng cũng rất độc. (Hình: Phương Minh)
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu. Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt...) Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn... Cô cười héo hắt: “Ồ, cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng làm việc gì được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan... Nói chung là gan! Từ mười năm trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân không ít”.
“Thậm chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có gì nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía... Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
“Cứ một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngãi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Ðiều này cũng dễ hiểu thôi, vì dân mình nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay, uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Thì khổ quá, ngu khỏi phải đau đầu vì suy nghĩ, chết thì hết chuyện, thế thôi!”
Ông còn cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam mà lại! Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài, chung qui, hàng hóa của họ đã đi vào đến tận huyết mạch, não bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nhìn vào những người nghiện rượu sẽ biết.
 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Các bác ghiền món tai lão Trư cẩn trọng: Phát hiện tai lợn nghi làm từ... getalin và nhựa

“Khi cắn miếng đầu tiên, tôi đã phát hiện miếng tai lợn này nhạt nhẽo, có vị khác lạ, tôi nghi rằng mình đã mua nhầm tai lợn giả”.

Vụ việc vừa được một người đàn ông họ Hoàng ở thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc báo với cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm ở địa phương cuối tháng 10, sau khi anh này ăn phải tai lợn mà anh nghi ngờ là đồ giả.



Tai lợn nghi là giả được phát hiện tại Tương Đàm, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ông Hoàng cho biết, hôm 30.10, mình có mua hơn 1 kg tai lợn tại một khu chợ ở quận Vũ Hồ, Tương Đàm, tổng cộng hết 25 nhân dân tệ. Sau khi chế biến, cắn thử một miếng đã có cảm giác khác lạ “nhạt nhẽo, không có mùi và vị ngọt của thịt, nên không ăn nữa”.

Và ông Hoàng đã mang số tai lợn này đến Trung tâm kiểm nghiệm ở địa phương để kiểm tra.

Qua thử nghiệm, nhân viên của trung tâm thấy rằng, phần bì bên ngoài tai dễ bong, cắt dọc tai lợn phát hiện sợi cấu trúc khác lạ so với tai lợn bình thường, không có các hạt chất béo, không có mạch máu trong khi tai lợn bình thường có sụn và lớp mỡ dưới da. Sau đó, một nhân viên thanh tra lấy một miếng nhỏ tai lợn đem đốt thì miếng thịt liền tan chảy và có mùi kiềm

Được biết, vào hôm 1.11, các nhân viên thị trường của thành phố Tương Đàm đã tiến hành cuộc kiểm tra bất ngờ tại các khu chợ ở địa phương, tiến hành thu giữ tai lợn tại nhiều cửa hàng để kiểm tra.


Theo Dân Việt

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Cả ngàn người vào rừng đãi quặng

TT - Hơn ba tháng nay, cả ngàn người đổ về khu vực rừng đầu nguồn thuộc thôn Ngã Hai, xã Khánh Phú (H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) tranh nhau bới suối, đào rừng để đãi một loại quặng chưa được xác định.

Tại khu vực này, đập vào mắt chúng tôi là một con suối cạn tự nhiên rộng chừng 10m, dài hơn 3km đã bị đào bới tan nát, cây rừng bị xới bật gốc. Dọc theo con suối là hơn 20 lán trại được dựng tạm bằng cây rừng, che bạt cùng với những đồ dùng của dân đãi quặng quăng lăn lóc.
Giành từng đoạn suối
Chủ lán trại tên Dũng cho biết quê ở tận Bắc Giang, nghe người quen ở Khánh Vĩnh báo tin có bãi quặng rất “ngon” nên đã rủ thêm khoảng 30 người vào đây làm được hơn một tuần nay. Cả nhóm làm thuê cho một người tên Bính ở thị trấn Khánh Vĩnh, do mưa gió thất thường nên chưa thỏa thuận được tiền công. “Mùa này ngày nào cũng mưa nên chỉ làm được chút buổi sáng, nước suối đục ngầu vẫn phải dùng để tắm rửa, nấu cơm ăn, nước mưa hứng được không đủ cho anh em uống” - ông Dũng kể.

Bán quặng ra nước ngoài
Ông Bùi Văn Phúc, người có kinh nghiệm hơn 20 năm khai thác quặng, đang khai thác quặng tại xã Khánh Phú, cho biết: “Tôi sang Lào, Campuchia và đi nhiều tỉnh ở nước ta khai thác vàng, các loại quặng khác nên tôi biết đây không phải là thiếc, mà là loại quặng rất quý. Nước ngoài gọi loại quặng này là platin. Đây là loại quặng rất cứng và có khả năng chịu nhiệt cao, thường được sử dụng mạ các vật đòi hỏi mài nhiều, nhiệt độ cao như mũi khoan đá hoặc khoan sắt, nòng súng, nòng pittông và trục quay của các loại xe hoặc máy bay...”.
Còn ông Trần Hường, một người mua quặng, kể ông thường đi mua quặng của dân khai thác rồi bán lại cho một người tên Toàn từ Đà Lạt tới. Theo ông Hường, mỗi ngày ông Toàn thu gom được hơn 1 tấn quặng tại đây rồi chở về Đà Lạt, sau đó xuất sang Trung Quốc. Chính ông cũng không hiểu tại sao giá quặng lại cao như vậy. Ông chỉ nghe nói bán sang Trung Quốc để họ làm đồ điện tử, điện thoại di động, thiết bị máy bay, ôtô...
Theo Phòng Tài nguyên - môi trường H.Khánh Vĩnh, hiện mẫu quặng đã được gửi vào TP.HCM để xác định nhưng chưa nhận được kết quả. “Chúng tôi khẩn trương cử đoàn công tác đến hiện trường để xác minh hiện trạng, mức độ tàn phá môi trường và có mẫu quặng gửi vào TP.HCM để xác định đó là loại quặng gì” - ông Lê Mộng Điệp, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Khánh Hòa, nói.
Ngày 24-10, báo Tuổi Trẻ đã gửi mẫu quặng đến Trung tâm phân tích - thí nghiệm thuộc Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam để đơn vị này phân tích, xác định đây là loại quặng gì. Trung tâm sẽ tiến hành hai phương pháp phân tích quang phổ bán định lượng và phân tích trọng sa thiên nhiên toàn phần để xác định các thành phần khoáng vật, các nguyên tố vi lượng có trong quặng. Dự kiến ngày 31-10 sẽ có kết quả phân tích đầy đủ loại quặng này.
V.KỲ - H.NHUNG
Ở một lán trại khác, ông Trần Vũ Tuấn (ngụ xã Suối Cát, H.Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết nhóm của ông phát hiện “mỏ” quặng này đầu tiên và đã “khai thác” hơn ba tháng nay. Sau đó thông tin lộ ra, rất đông người từ các tỉnh Bắc Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bình Dương... và người dân Khánh Vĩnh kéo nhau lên đây đào đãi quặng. Chúng tôi đi khắp bãi quặng rộng chừng 2ha thấy chỗ nào cũng đã có người xí phần. Những người xí phần dùng sơn viết tên nhóm mình lên các tảng đá: “Tý”, “Bảy Hường”... Ông Nguyễn Mộng Hùng (ngụ xã Suối Cát) kể ở đây nhóm nào cũng cố tranh giành lãnh địa để đãi quặng. Nhóm của ông có 20 người phải giành kịch liệt mới được một đoạn suối dài 50m. “Ở đây phức tạp không khác gì các bãi vàng mà bọn tôi từng làm, có đủ cả hàng nóng, hàng nguội” - ông Hùng nói.
Gần đó, một nhóm năm người đang đào đãi quặng. Họ phải dùng xà beng nạy từng tảng đá lớn dọc hai bên suối rồi dùng tay hoặc xẻng xúc đất và đá vụn vào mâm mà đãi. “Vì quặng nặng hơn đá nên nó sẽ lắng xuống, khi nào còn nguyên một chất màu đen thì mang lên dùng lửa sấy khô, rồi sàng cho bay sạch cát là được. Chả biết là quặng gì nhưng rất cứng và nặng, một lon sữa dùng tay gạt ngang miệng cân lên được 1,2kg. Bán tại chỗ được khoảng 200.000 đồng/kg, còn mang xuống thị trấn Khánh Vĩnh thì có giá 220.000-280.000 đồng/kg tùy chất lượng quặng” - ông Hùng nói.
Theo Công an H.Khánh Vĩnh, quặng được vận chuyển từ rừng đầu nguồn xuống thị trấn Khánh Vĩnh bán cho hai đầu nậu chính là Trần Hường và một người tên Tý với giá khoảng 280.000 đồng/kg. Gần đây có thêm một số người từ Lâm Đồng đi ôtô đến xã Khánh Thành (H.Khánh Vĩnh) để mua quặng với giá 330.000 đồng/kg.
Ba đợt truy quét
Ông Trịnh Bá Tiên, bí thư Đảng ủy xã Khánh Phú, kể: “Từ tin báo của người dân, ngày 25-9, chúng tôi cho công an phục kích và bắt được hai đối tượng dùng xe gắn máy chở hai bao quặng chạy về hướng H.Diên Khánh, mỗi bao nặng 42kg”. Bước đầu họ khai nhận mang đi bán cho ông Nguyễn Văn Hải, trú tại xã Cam Đức, H.Cam Lâm với giá 200.000 đồng/kg. Sau vụ việc này, UBND H.Khánh Vĩnh đã họp bàn tìm cách ngăn chặn tình trạng nhiều nhóm người ồ ạt lên rừng đầu nguồn phá rừng, tàn phá môi trường thiên nhiên để khai thác quặng.
Ngày 27-9, UBND H.Khánh Vĩnh đã tổ chức một đội công tác gồm lực lượng công an, bộ đội... băng rừng, mang theo lương thực, nước uống lên bãi quặng để ngăn chặn việc đào rừng đãi quặng trái phép. Đội công tác đóng quân năm ngày, tịch thu nhiều dụng cụ như mâm đãi quặng, xà beng, xẻng và nhiều vật dụng cá nhân khác.
Tiếp đó, ngày 11-10, đội công tác đợt hai gồm 30 người lại tiếp tục xuyên rừng vào bãi quặng. Chiếc xe chở đoàn công tác xuất phát từ UBND xã Khánh Phú chỉ chạy được khoảng 5km là phải dừng lại vì con đường dài hơn 12km băng qua cánh rừng bạt ngàn đã bị xe chở quặng cày nát. Nước suối cả khu vực này chuyển sang màu vàng đục vì bị ô nhiễm do khai thác quặng.
Sau đợt truy quét lần hai, số người kéo lên rừng đầu nguồn khai thác quặng ngày càng đông hơn, ước tính thời điểm hiện tại có hơn 1.000 người cùng khai thác. “Khi lực lượng kiểm tra ăn ngủ tại rừng thì các đối tượng lẩn đi chỗ khác, nhưng vừa rút về thì họ lại ra bãi quặng làm tiếp” - thượng úy Mai Hồng Quang, Công an H.Khánh Vĩnh, bức xúc.
Công an H.Khánh Vĩnh nhận định việc khai thác quặng trái phép sẽ làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại rừng đầu nguồn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc tập trung đông người từ các tỉnh khác đến đây gây phức tạp về an ninh trật tự cho cả khu vực. Ngày 26-10, ông Nguyễn Văn Trạnh - chủ tịch UBND H.Khánh Vĩnh - cho biết thường vụ Huyện ủy Khánh Vĩnh vừa tổ chức cuộc họp nghe công an và huyện đội báo cáo tình hình và bàn phương án truy quét lần thứ ba tại rừng đầu nguồn xã Khánh Phú.
Theo ông Trạnh, lực lượng công an và huyện đội của huyện quá mỏng nên chỉ có thể lên càn quét rồi rút về chứ không thể bám rừng nhiều ngày được.
VĂN KỲ

Đào tạo nguồn cho... Trung Quốc?

Đào tạo nguồn cho... Trung Quốc?


TT - Hàng trăm sinh viên đại học, học viên cao học đã được các trường ĐH Trung Quốc cấp bằng thông qua liên kết đào tạo “chui” với Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh từ năm 2006 đến nay.


Từ năm 2006, mặc dù không được phép của các cơ quan có thẩm quyền nhưng lãnh đạo Trường ĐH TDTT Bắc Ninh vẫn mở các lớp liên kết đào tạo với hàng loạt trường đại học của Trung Quốc là: ĐH TDTT Quảng Châu, Học viện TDTT Thượng Hải, ĐH TDTT Vũ Hán, ĐH Sư phạm Quảng Tây để đào tạo đại học và sau đại học. Học viên học một nửa thời gian ở VN và một nửa thời gian được đưa sang Trung Quốc học, bằng do phía Trung Quốc cấp.
Liên kết đào tạo... chui
Các học viên được tuyển chọn đào tạo hệ liên kết này không cần phải thi tuyển đối với bậc đại học mà chỉ cần tốt nghiệp THPT. Với chương trình thạc sĩ cũng không có tiêu chí tuyển sinh cụ thể. Về chất lượng đào tạo, cho đến thời điểm này cũng là việc không ai biết và không ai kiểm soát.
Đáng chú ý là việc thu, chi toàn bộ học phí của bốn khóa đào tạo đại học và sáu khóa đào tạo cao học từ năm 2006 đến nay của vài trăm học viên mà Trường ĐH TDTT Bắc Ninh thu đều không có hóa đơn chứng từ hoặc có nhưng đã bị hủy sau khi các khóa học kết thúc.
Ông Lưu Quang Hiệp, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2008-2010, lý giải đây là công tác đào tạo nguồn cho Trung Quốc chứ không phải liên kết đào tạo. “Các học sinh ở VN có nhu cầu, phía trường Trung Quốc có quan hệ với chúng tôi và họ nhờ nên chúng tôi làm giúp. Chúng tôi tạo điều kiện cơ sở vật chất tại trường để lấy chỗ cho học viên học, nếu họ nhờ giảng viên mà chúng tôi rảnh thì chúng tôi dạy. Điều này tốt cho cả hai phía mà học phí cho học viên lại được giảm nên nhiều em có nhu cầu học lắm, bỏ cả học ở VN để được học và lấy bằng Trung Quốc. Các hồ sơ liên quan đến lớp học khi đã hoàn thành đều bị hủy bỏ, mỗi học viên nộp không quá 10.000 NDT học phí/năm” - ông Hiệp nói.

Công an vào cuộc
Ông Nguyễn Đại Dương, hiệu trưởng Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, cho biết trong thời gian từ ngày 17 đến 19-10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an đã đến làm việc với ban giám hiệu nhà trường và các cá nhân liên quan để tìm hiểu vụ việc.
Dù đã được thực hiện một thời gian dài nhưng đến gần đây sự việc này mới được các cơ quan chức năng phát hiện khi có nhiều học viên cao học khóa 2 theo học tại Học viện TDTT Thượng Hải phản ảnh đã đóng tiền nhưng không được học. Theo đó, những học viên này cho biết họ đã đóng học phí cho ông Lưu Quang Hiệp và ông Nguyễn Hùng Cường, phó giám đốc Trung tâm khoa học Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Tuy nhiên, học phí đã không được chuyển sang cho Học viện TDTT Thượng Hải. Chương trình học của hơn 30 học viên này lẽ ra phải bắt đầu từ tháng 7- 2011 nhưng đến thời điểm này các học viên vẫn phải ngồi nhà vì tiền đã nộp nhưng trường mình học không nhận được. Sau khi đoàn thanh tra do Bộ VH-TTDL đến thanh tra và làm việc, ông Nguyễn Hùng Cường đã nộp lại cho đoàn thanh tra 300.000 NDT, còn thiếu 150.762 NDT. Tuy nhiên, đến thời điểm này ông Hiệp và ông Cường không ai chịu nhận đã thu số tiền còn thiếu để nộp lại vì tất cả các khoản thu chi từ trước đến nay chỉ được nói bằng miệng. Ông Cường cho biết đã bàn giao cho ông Hiệp, ông Hiệp cãi ông Cường là người thu chứ ông không có trách nhiệm quản lý tiền.
Không thực hiện quyết định thanh tra
Sau thời gian thanh tra, ngày 26-9, ông Đỗ Văn Dọng, phó chánh thanh tra Bộ VH-TTDL, trưởng đoàn thanh tra vụ việc liên quan đến Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, đã ký báo cáo thanh tra và đề xuất các biện pháp xử lý đối với những sai phạm của các cá nhân liên quan. Kết luận thanh tra khẳng định việc liên kết đào tạo của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh khi chưa được phép là vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về liên kết đào tạo. Hoạt động tài chính trong liên kết đào tạo của trường được đưa ra ngoài hệ thống sổ sách của trường là vi phạm nguyên tắc tài chính.
Số tiền thu từ hoạt động liên kết này không nhỏ nhưng toàn bộ chứng từ thu, chi đã bị hủy bỏ theo sự chỉ đạo của ông Lưu Quang Hiệp. Như vậy người chịu trách nhiệm với những sai phạm trước pháp luật là ông Hiệp. Việc ông Hiệp và một số cán bộ tham gia thực hiện liên kết đào tạo với các trường Trung Quốc có hành vi thu, chi tài chính không có chứng từ là vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý tài chính của pháp luật, có dấu hiệu lợi dụng chức vụ để vụ lợi. Đề nghị lãnh đạo bộ xử lý trách nhiệm cá nhân, trong trường hợp cần, hoàn thiện hồ sơ chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ.
Ngày 27-9, ông Lê Khánh Hải, thứ trưởng Bộ VH-TTDL, phê duyệt kết quả thanh tra và yêu cầu Trường ĐH TDTT Bắc Ninh dừng ngay việc tuyển sinh đào tạo liên kết với các trường Trung Quốc, làm rõ trách nhiệm cá nhân và có hình thức xử lý kỷ luật với các cá nhân trong hoạt động liên kết, thu hồi các khoản thu chi không đúng nguyên tắc. Ông Lưu Quang Hiệp có trách nhiệm nộp về trường số tiền 150.762 NDT (chưa nộp cho Học viện TDTT Thượng Hải) trước ngày 15-10.
Tuy nhiên đến ngày 24-10, ông Đỗ Văn Dọng cho biết vẫn chưa nhận được văn bản báo cáo của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Số tiền 150.762 NDT ông Hiệp cũng không nộp lại vì cho rằng mình không giữ tiền của học viên.
K.XUÂN

Sốc: Chim quay được chế biến từ... chuột

Chỉ cần chút tiểu xảo, một hàng ăn tại Trung Quốc phù phép, biến thịt chuột thành món chim câu quay vô cùng hấp dẫn.


Mới đây, những hình ảnh tiết lộ công đoạn chế biến món ăn “treo đầu chim, bán thịt chuột” này nhanh chóng lan tràn trên mạng và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc.

Những con chuột sau khi được làm sạch lông, dùng búi rửa bát bằng sợi gang chà xát nhiều lần lên phần da chuột để làm sạch lần nữa.

Chim bồ câu non quay vàng ươm vốn là món ăn đêm khoái khẩu của người dân. Nhưng cách làm ăn gian dối này đang khiến dư luận Trung Quốc mất sạch niềm tin về chất lượng vệ sinh thực phẩm của các quán ăn bên đường.

Rửa lại với nước trong hai phút và cắt đầu, đuôi, thái thịt vừa miếng.Chế biến cũng rất kỳ công và phải ướp cùng với các loại gia vị át mùi của chuột. 

Chiên giòn trên chảo dầu và vàng ruộm khi ra đĩa. 

Hình dáng và hương vị y chang chim bồ câu non quay vàng. Miếng thịt đùi trắng nõn, thơm phức khi lột da, khiến nhiều thực khách phải “nao lòng”.
Theo Báo Đất Việt

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Tràn lan thiết bị nghe lén


Thiết bị dùng để nghe lén hết sức tinh vi đang được rao bán công khai trên mạng và mua được dễ dàng với giá không đắt.


Là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, kinh doanh phải có điều kiện, nhưng thiết bị nghe lén tinh vi hiện đang bùng nổ quảng cáo trên mạng,  tạo nguy cơ xâm phạm về quyền riêng tư của nhiều cá nhân.
Hàng loạt thiết bị nghe lén được liệt vào thư mục “đồ chơi thám tử” có giá từ 600 ngàn đến 3 triệu đồng rao bán công khai trên rất nhiều trang mạng với những lời quảng cáo như: kích thước nhỏ gọn, nghe lén rõ ràng tiếng nói từ xa, có chức năng định vị; xuyên tường, xuyên vật cản với tần số và độ nhạy cực cao; nghe trộm toàn cầu không giới hạn khoảng cách; hàng công nghệ độc, siêu độc, đẳng cấp; thiết kế mới nhất...
“Người đưa hàng” (phải) giới thiệu máy nghe lén cho khách hàng  - Ảnh: Đ.P
Nhiều trang mạng còn “mạnh miệng” giới thiệu công năng của thiết bị “chuyên dụng thám tử” chi tiết hơn: Bạn có thể đặt nó ở những nơi bạn muốn biết thông tin như phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, ô tô, xe máy...  bạn có thể nghe trộm được cuộc nói chuyện từ xa cách bạn hàng ngàn km. Có thiết bị còn được quảng cáo "có khả năng tự động gọi cho chủ nhân (người nghe lén) khi có cuộc nói chuyện (của người bị theo dõi)?!
Một số công ty kinh doanh mặt hàng này còn công khai tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng... trên mạng, đồng thời cạnh tranh nhau bằng hình thức "miễn phí vận chuyển trên toàn quốc" kèm những “lưu ý” đối với khách hàng để khi chọn lựa mua được đúng hàng tốt, giá hợp lý... Mua bao nhiêu cũng có
Trong vai một người muốn đặt mua hàng, chúng tôi liên hệ đến số điện thoại 0983.169… của một người tên Hải mà theo nội dung quảng cáo là thuộc Công ty TNHH xuất nhập khẩu H.Long, địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội. Lời lẽ lúc đầu có vẻ hơi kín kẽ, song khi biết ý định khách muốn mua hàng, người này đon đả thuyết minh một hồi về những “tính năng kỳ diệu” của thiết bị nghe lén.

“Máy nghe lén hiện phổ biến ở Việt Nam được nhập về từ Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... đều ứng dụng công nghệ GSM (sóng điện thoại di động) giúp cho thiết bị có chức năng như một máy thu âm, truyền thông tin đến điện thoại và anh có thể nghe trực tiếp qua điện thoại của mình”, người này cho biết khi chúng tôi hỏi cách thức sử dụng máy nghe lén.

Tiếp tục gọi vào số điện thoại 0915.160... với ý định đặt mua máy nghe lén xuyên tường và xuyên vật cản với tần số cao, một phụ nữ trả lời giá bán mỗi cái là 3 triệu đồng. Người này còn đọc một loạt số tài khoản mở ở nhiều chi nhánh ngân hàng khác nhau tại Thái Nguyên “vì nếu có nhu cầu, anh chuyển tiền, khi nhận được em sẽ chuyển hàng ngay cho anh qua đường chuyển phát nhanh. Anh mua bao nhiêu cũng có hàng...”.

Tại TP.HCM, hoạt động buôn bán thiết bị này cũng công khai không kém. Theo lời kể của chị P.A, trưởng bộ phận giao dịch một chi nhánh ngân hàng ở Q.Tân Bình, cách đây hơn 1 tuần, có một người đàn ông xưng tên T.A.V - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin đến hỏi thủ tục vay vốn làm ăn. Liền sau đó, người này cầm trên tay một hộp giấy (bên ngoài không đề thông tin gì) rồi lấy thiết bị bên trong ra, bảo là “phần mềm dùng để theo dõi nhân viên" rất hiệu nghiệm. Để chứng minh, người này kích hoạt thiết bị nhỏ bằng 2 đốt ngón tay, gắn dưới mặt bàn, sau đó mời một người trong chi nhánh cùng đi cách xa khoảng 1 km. Ông V. bấm điện thoại, bật loa ngoài lên thì nghe được tất cả mọi lời nói của khách hàng và giao dịch viên có mặt hôm đó trong chi nhánh. “Lúc này chúng tôi mới biết đó chính là thiết bị nghe lén bằng điện thoại, chứ đâu có phải phần mềm quản lý nhân viên gì đâu”, chị P.A nói.

Gắn cả vào ĐTDĐ


Ngày 18.10, chúng tôi tiếp xúc với một “người đưa hàng” thiết bị nghe lén tại một quán cà phê ở Q.1. Người này mang theo 2 cái (với 2 mức giá: 1,6 và 2,6 triệu đồng), nhiệt tình giới thiệu cách thức sử dụng với mong muốn chúng tôi sẽ mua hàng. Theo đó, có thể để nguyên thiết bị gắn vào phòng làm việc, ô tô, nhà ở… hoặc tháo ra lấy chíp gắn vào điện thoại đều nghe lén rất rõ mọi thông tin xung quanh. Nếu cài vào điện thoại thì phí cài đặt tùy thuộc vào giá trị của mỗi chiếc điện thoại. Giá trị điện thoại càng lớn, phí cài đặt càng cao nhưng mức thấp nhất là 800.000 đồng. Người cài sẽ sử dụng kỹ thuật đặc biệt tách lấy chíp trong thiết bị nghe lén, rồi ghép vào trong phần lõi điện thoại. Chíp này được đồng bộ hóa với điện thoại, nhưng khi kích hoạt không phát ra bất kỳ một tín hiệu nào về âm thanh, ánh sáng hay độ rung nên người bị theo dõi hoàn toàn không phát hiện được.
Người này còn đồng ý cho chúng tôi làm chân rết phân phối hàng với điều kiện muốn lấy bao nhiêu thì đưa đủ tiền trước rồi sẽ nhận hàng sau. Bán mỗi cái được 160.000 đồng tiền hoa hồng.
------------
Cần sớm kiểm soát

Theo ý kiến của nhiều luật sư, hiện nay chưa có quy định cấm cụ thể, rõ ràng đối với mặt hàng trang thiết bị máy nghe lén. Nhưng căn cứ Nghị định số 52/2008/NĐ-CP quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thì không được điều tra, hoạt động thám tử tư dưới mọi hình thức, trực tiếp hoặc thông qua người khác xâm hại quyền tự do của tổ chức, cá nhân. Nếu như xem máy nghe lén bằng điện thoại nằm trong nhóm thiết bị thu - phát sóng vô tuyến, thì khi nhập khẩu, kinh doanh phải có giấy phép theo quy định.

Cũng theo các luật sư, sử dụng thiết bị nghe lén để xâm phạm đời tư, bí mật của người khác là việc làm trái pháp luật, thể hiện tiêu cực nên cần phải sớm kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, sử dụng mặt hàng này nhằm tránh ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Võ Hồng Nam - Trưởng văn phòng luật sư Nam Luật, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định, phân tích: Trong trường hợp người sử dụng thiết bị nghe lén thu thập trái phép thông tin liên quan đến an ninh quốc gia hoặc bí mật nhà nước có thể phạm tội gián điệp, tội cố ý hay vô ý làm lộ bí mật nhà nước thì khung hình phạt cao nhất của những tội danh này có thể là tù giam hoặc tử hình. Đối với cá nhân, nếu vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể căn cứ vào các quy định tại Bộ luật Dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu người bị xâm phạm bí mật đời tư chứng minh có thiệt hại về tinh thần và vật chất xảy ra.

Máy nghe lén hiện đại quảng cáo tràn lan trên mạng

Đình Phú