Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Người Trung Quốc nói về hộ chiếu 'đường lưỡi bò'




Một số học giả và người dân Trung Quốc lên tiếng thảo luận về mẫu hộ chiếu mới có bản đồ gây tranh cãi, e ngại rằng nó có thể làm xấu hình ảnh quốc gia và gây phiền phức cho việc đi lại.
> Mỹ sẽ thảo luận với Trung Quốc về hộ chiếu mới
> Trung Quốc phân bua về hộ chiếu

Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc gây nên phản ứng của các nước láng giềng và phản ứng trong dư luận. Ảnh: Xinhua
Mẫu hộ chiếu mới có in bản đồ Trung Quốc và vẽ thêm "đường lưỡi bò", đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, cùng đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ.

"Tôi không biết tại sao họ lại quyết định làm như vậy. Nó không thể giải quyết được tranh chấp với các nước láng giềng và chúng ta đã có thể dự đoán được phản ứng của các nước", Christian Science Monitor dẫn lời ông Ngưu Quân, giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế - Đại học Bắc Kinh, nói.

Giáo sư Cốc Nguyên Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tham dự hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội, không bày tỏ quan điểm về việc có sửa mẫu hộ chiếu hay không. Song, ông thừa nhận với VnExpress, điều này có thể ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân và "chắc chính phủ của chúng tôi (Trung Quốc) cũng đã biết".

Trên mạng, một số người Trung Quốc bày tỏ sự khó chịu về việc làm này của chính phủ.

"Mẫu hộ chiếu phổ thông mới của Trung Quốc vẽ thêm những phần lãnh thổ tranh chấp với các nước, gây nên nhiều sự phản đối. Cách làm này vừa không phù hợp với Luật Quốc tế vừa gây phiền phức cho người dân, lại gây ấn tượng xấu với thế giới về một 'Trung Quốc bá quyền'. Không biết Bộ Ngoại giao có suy nghĩ như thế nào?", Lujian, một blogger ở Thượng Hải viết trên blog Sina Weibo của mình.

Tuy các nước cho biết công dân Trung Quốc vẫn có thể đi lại bình thường qua cửa khẩu nhưng nhiều blogger Trung Quốc vẫn tỏ ra lo lắng. Blogger Wu Weilin cho rằng: "Bộ Ngoại giao Trung Quốc cần tránh tạo ra những phiền phức không đáng có cho người dân, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện chứ không phải khiến người dân phải lo ngại như thế này". Blogger này nói thêm: "Hộ chiếu mới chỉ được mỗi một lợi ích là làm phiền dân".

Nhiều người dùng mạng khác cũng thảo luận về vấn đề hộ chiếu và nói "may quá mình chưa đổi sang mẫu hộ chiếu mới".

Các nước Ấn Độ, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng và có những hành động để phản đối mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc. Ấn Độ ban hành một mẫu visa riêng in bản đồ Ấn Độ có hai vùng đất tranh chấp với Bắc Kinh để cấp cho công dân Trung Quốc.

Việt Nam từ chối đóng dấu chứng thực cho các công dân Trung Quốc có hộ chiếu in "đường lưỡi bò", mà thay vào đó cấp một thị thực rời cho những người này. Philippines hôm qua cũng trở thành nước thứ hai từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc và thay thế bằng cách tương tự. Manila cho biết quyết định này củng cố thêm công hàm phản đối chính thức đã được gửi đến Bắc Kinh tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói nước này vẫn chấp nhận hộ chiếu mới của Trung Quốc như một giấy thông hành hợp lệ, tuy nhiên kể cả khi người mang hộ chiếu có bản đồ gây tranh cãi đó được cấp visa, cũng không có nghĩa là Mỹ công nhận bản đồ đó. Mỹ cũng tỏ ra quan ngại về tấm bản đồ này và dự định nêu vấn đề này với Trung Quốc, để tránh gây lo lắng và căng thẳng cho các nước trong khu vực Biển Đông.

Vũ Hà

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Dân Trung Quốc cũng phản đối “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu

(Dân trí) - Việc 6 triệu hộ chiếu mới của Trung Quốc được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” đang gặp phải sự phản đối ngay trong chính dư luận nước này.

 >> Mỹ sẽ lên tiếng với Trung Quốc về hộ chiếu “đường lưỡi bò"

 >> Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc

 Dân Trung Quốc phản đối hộ chiếu in “đường lưỡi bò” trên diễn đàn bbs.tiexue.net.

 Dân Trung Quốc phản đối hộ chiếu in “đường lưỡi bò” trên diễn đàn bbs.tiexue.net.

Vài ngày qua, vấn đề Trung Quốc cho in chìm hình “đường lưỡi bò” trong mẫu hộ chiếu mới không chỉ gây phản ứng trong dư luận khu vực và thế giới, mà còn trở thành tâm điểm tranh luận trên chính các diễn đàn trực tuyến của nước này.

Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân Trung Quốc đang làm việc ở một nước thành viên ASEAN cho biết 3 người bạn của anh đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xin thị thực xuất nhập cảnh vào nước khác.
Tương tự, một cư dân mạng Trung Quốc có biệt danh David cũng than thở trên trang mạng weibo rằng chỉ vì tấm hộ chiếu mới mà anh ta đã gặp nhiều phiền toái khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Còn trên diễn đàn bbs.tiexue.net của Trung Quốc, không ít cư dân than vãn rằng, chỉ vì “đường lưỡi bò” mà họ mất rất nhiều thời gian khi nhập cảnh vào Philippines, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ… Điều này khiến họ cảm thấy rất khó chịu vì trước đó không được báo chí cũng như chính quyền Trung Quốc cảnh báo.

 “Dù có thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu này. Mẫu hộ chiếu mới chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân...”, một thành viên mạng có tên Hbomb viết.

“Các ông không nên gây khó khăn cho người dân”, một ý kiến nữa nói.

Thành viên có tên Greywoof phản ứng: “Hộ chiếu là nơi thể hiện quyền hành của chính phủ, chứ không phải là chỗ thể hiện văn hóa dân tộc”.

 “Giờ thì tốt rồi, người ta lại có thêm lý do để gây khó khi mình nhập cảnh”, một ý kiến tự châm biếm.

Vì quá e ngại những rắc rối từ tấm hộ chiếu mới, thành viên tên Mumbojumbo thậm chí còn vẽ nên viễn cảnh: “Xem ra sẽ có nhiều người dân Trung Quốc muốn từ bỏ quốc tịch của mình. Năm nay sẽ đặc biệt nhiều đấy”…

Thẳng thắn hơn, có cư dân mạng Trung Quốc nhận xét việc đổi hộ chiếu là một “chiêu” thất bại của Bắc Kinh. Người này đặt câu hỏi: “Nếu ngày mai Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ cũng đổi hộ chiếu mới thì sao?”.

Kể từ khi Trung Quốc ban hành mẫu hộ chiếu mới có in hình “đường lưỡi bò”, hầu hết các nước đã từ chối cấp thị thực hoặc đóng dấu xuất nhập cảnh vào các tấm hộ chiếu này.

Ấn Độ cho biết chỉ cấp thị thực sau khi cho in đè bản đồ của Ấn Độ lên bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Philippines đóng dấu hủy các trang có in “đường lưỡi bò”, còn Việt Nam chọn cách đóng dấu nhập cảnh cho công dân Trung Quốc vào một giấy thông hành rời và sẽ thu lại giấy này sau khi công dân Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh.

Đài Loan kịch liệt phản đối

Được coi là một phần không thể tách rời của Trung Quốc Đại lục, song Đài Loan cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ hộ chiếu mới có in đường đứt đoạn 9 khúc của Bắc Kinh.

“Hộ chiếu mới của Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ thực tế và chỉ kích động thêm tranh chấp”, Ủy ban phụ trách các vấn đề Đại lục của Đài Loan ra tuyên bố nêu rõ.

Cũng theo Ủy ban trên, chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận hộ chiếu mới của Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.

“Đài Loan không công nhận hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bất cứ công dân Đại lục nào muốn vào Đài Loan sẽ được cấp một giấy thông hành riêng”, Ủy ban này khẳng định.

Các đảng cầm quyền và các nhà lập pháp đối lập ở Đài Loan cũng lên án hành động kích động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông của Đại lục, cho rằng hành động này của Bắc Kinh chỉ càng khoét thêm hố sâu ngăn cách giữa hai bờ và làm xói mòn mối quan hệ mới được nhen nhóm không lâu giữa hai bên kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan cách đây hơn 4 năm.

Đức Vũ

Theo bbs.tiexue.net, AP

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Tẩy chay sản phẩm độc hại của Trung Quốc: những tên sát thủ vô hình



Đan Châu (Danlambao) - Ăn xong con gà thải tồn dư hóc môn, được ướp thêm rhodamine sa tế, nhâm nhi vài lát mận tươi, lựu và nho nhập khẩu đường rừng có thoáng hương vị e.coli, salmonella  từ khung trời Trung Quốc, bạn "tu" hết luôn một ly nước cam mà bạn khoe thật là ngọt đậm đà hương vị cyclamate cũng từ quê hương của bác Mao... Xong một ngày đi chợ và hết một bữa ăn. Một năm 365 ngày. Ngày 3 bữa. Bạn tà tà mời đón những tên sát thủ vô hình vào trong người bạn. Chúng âm thầm, nhẹ nhàng, yên lặng, xâm chiếm...

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư

TT - Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người.
Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.
>Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
>Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc

Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi 70.000 euro (gần 1.800 tỷ đồng) để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.
"Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm", tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN
Ông Tajani cho biết: "Một số mẫu giày của Trung Quốc tại Italy có hàm lượng crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3mg đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây ung thư". Phần lớn đồ chơi ở các nước EU đều là hàng Trung Quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.
>>Xem ảnh Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc
Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 - 2015.
Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.
Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC News còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 64 USD mỗi năm để mua hàng nước mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.
Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung Quốc cố ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung Quốc nên bị treo lại một thời gian. "Tuy nhiên, trong khi chờ chính phủ, thì cách chủ động nhất là người Mỹ phải tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ "Made in China" hay "PRC" (People Republic of China), thì đơn giản là hãy chọn một cái khác", bài báo viết.
Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung Quốc, thì cả nước đã bớt được hàng tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giảm được 1/12, tức 8% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm.
Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới". Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.
Hà Thu (tổng hợp)

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Sữa bột Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thứ Ba, 24/07/2012, 08:06 (GMT+7)

Sữa bột Trung Quốc chứa chất gây ung thư
TT - Trung Quốc lại đối mặt với một cú sốc lớn sau khi hàng loạt sữa trẻ em “made in China” bị liệt vào danh sách đen. Trong đó có sữa bột Nam Sơn do chứa chất gây ung thư aflatoxin M1.

Aflatoxin được tạo ra bởi một loại nấm có trên ngũ cốc và đậu phộng. Các thử nghiệm trên động vật cho thấy tỉ lệ aflatoxin cao có thể dẫn đến ung thư. Đặc biệt đối với trẻ em có sức đề kháng yếu, việc sử dụng sữa chứa aflatoxin có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
ĐÔNG PHƯƠNG
(Theo Thời Báo Hoàn Cầu)

Trung Quốc phát hiện thủy ngân trong sữa bột trẻ em

Thứ Sáu, 15/06/2012, 15:27 (GMT+7)
Trung Quốc phát hiện thủy ngân trong sữa bột trẻ em
TTO - Tập đoàn công nghiệp quốc doanh Y Lợi Nội Mông - một trong những công ty sữa lớn nhất Trung Quốc - đã thu hồi các sản phẩm sữa bột trẻ em sau khi bị phát hiện có thủy ngân cao trong bột sữa.
Một người tiêu dùng mua sữa bột của Y Lợi tại cửa hàng ở tỉnh Hà Nam - Ảnh: CN

Theo Nhật Báo Trung Quốc ngày 15-6, trong đợt kiểm tra 715 mẫu sữa bột của tất cả công ty sữa trên toàn quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch (AQSIQ) tiến hành, các kiểm định viên phát hiện mẫu sữa bột của Công ty Y Lợi có hàm lượng thủy ngân cao bất thường.
Sản phẩm của Y Lợi cũng là mẫu duy nhất bị phát hiện có độc tố.
Theo Nhật báo Trung Quốc, từ ngày 15-6 Y Lợi bắt đầu thu hồi dòng sữa Quanyou - được sản xuất từ tháng 11-2011 đến tháng 5-2012. Sản phẩm sữa Quanyou có giá rẻ hơn những dòng khác nhưng luôn bán chạy.
“Hiện tại Trung Quốc không có tiêu chuẩn giới hạn thủy ngân trong bột sữa. Nhưng vì trách nhiệm với người tiêu dùng nên công ty quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan” - thông báo của Y Lợi viết. Công ty tuyên bố sẽ điều tra nguyên nhân vụ việc và xử lý các sản phẩm bị nhiễm độc.
Tập đoàn này không công bố cụ thể số lượng sữa nhiễm độc hoặc hàm lượng thủy ngân trong sữa là bao nhiêu. Tuy nhiên, Y Lợi khẳng định tất cả sản phẩm còn lại của công ty đều an toàn, dựa trên cuộc xét nghiệm của chính công ty và cơ quan nhà nước thực hiện.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, nhiều siêu thị đã ngưng bán sữa bột Quanyou của Y Lợi và một số hãng sữa khác sau khi hay tin. Hiện ở Trung Quốc có 119 công ty sản xuất sữa bột trẻ em.
Thủy ngân là một chất cực độc, có thể gây tổn thương bộ não, tim, thận, phổi và hệ miễn dịch nếu tiếp xúc với nồng độ cao. Người lớn chỉ cần uống 0,3 gam hoặc trẻ em uống 0,1 gam là có thể tử vong.
TẤN KHOA

Trứng gà Trung Quốc được làm giả thế nào?

Trứng gà Trung Quốc được làm giả thế nào?

Thứ sáu - 13/07/2012 18:10


Trứng gà Trung Quốc được làm giả thế nào? Trứng gà Trung Quốc được làm giả thế nào?
http://www.youtube.com/watch?v=zwoh2tWf6Cg&feature=related http://www.youtube.com/watch?v=iSVhv5AHqpo Tờ Pháp chế Buổi chiều của Trung Quốc ngày 27/12 cho biết, hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả. Những hình ảnh về quy trình làm trứng gà giả trên mạng. Để thu hút học viên, trong phần giới thiệu, các công ty này thường nhấn mạnh tới việc tạo ra những quả trứng gà giả giá thành cực thấp, công nghệ đơn giản và sản phẩm làm ra hoàn toàn có thể tạo ra sự thật giả lẫn lộn trên thị trường.Trên thực tế, phóng viên tờ báo chỉ cần bỏ ra khoảng 900 Nhân dân tệ là đã có trong tay tài liệu và được hướng dẫn khá cụ thể cách làm trứng gà giả.

Trung Quốc:Rao bán công khai công nghệ làm trứng gà giả

việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả.
Trung Quốc:Rao bán công khai công nghệ làm trứng gà giả
Những hình ảnh về quy trình làm trứng gà giả trên mạng.
Để thu hút học viên, trong phần giới thiệu, các công ty này thường nhấn mạnh tới việc tạo ra những quả trứng gà giả giá thành cực thấp, công nghệ đơn giản và sản phẩm làm ra hoàn toàn có thể tạo ra sự thật giả lẫn lộn trên thị trường.Trên thực tế, phóng viên tờ báo chỉ cần bỏ ra khoảng 900 Nhân dân tệ là đã có trong tay tài liệu và được hướng dẫn khá cụ thể cách làm trứng gà giả.Những loại nguyên liệu chủ yếu cần chuẩn bị là muối alginate (Sodium alginate, được tách từ gôm của cây tảo nâu), canxi cácbonnát (CaCO3), canxi ôxít (CaO, vôi tôi) mầu thực phẩm và sáp ong.Phương pháp làm trứng gà giả gồm ba bước: Tạo lòng trắng, lòng đỏ; cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng; bọc vỏ cho trứng.Để tạo lòng trắng, người ta chỉ cần cho muối alginate và nước rồi khuấy đều, hình thành dung dịch có màu trắng và độ dính giống hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, người ta lấy một phần "lòng trắng," thêm vào chút mầu thực phẩm mầu vàng chanh để tạo thành hỗn hợp sử dụng làm "lòng đỏ."Ở bước thứ hai, hỗn hợp tạo “lòng đỏ” được đưa vào những chiếc khuôn hình cầu có đường kính tương đương với lòng đỏ trứng gà thật và nhúng thật nhanh vào nước vôi.Mặt ngoài của “lòng đỏ trứng gà” nhanh chóng hình thành một màng định hình trong suốt. Khoảng 1 phút sau, “lòng đỏ trứng gà” chính thức thành hình.Đem "lòng đỏ" đặt vào bên trong “lòng trắng”, lúc này quả trứng già giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ.Bước cuối cùng được hoàn thành bằng cách dùng chỉ xuyên qua quả trứng gà giả chưa có vỏ, rồi nhúng vào hỗn hợp tạo vỏ trứng (điều chế từ sáp ong và canxi cácbonnát…) vài lần và làm khô vỏ ngoài bằng gió nhẹ trước khi cho cả quả trứng giả vào nước lạnh để rút chỉ và định hình, kết thúc quá trình làm ra quả trứng gà giả hoàn chỉnh.
Theo Vietnamplus

Biến gà chết thành trứng vịt lộn, quá tài

Tôi phải công nhận là người dân Trung Quốc quá tài, ngay cả chuyện trứng vịt lộn mà cũng làm giả được thì quả là đệ nhất cao thủ rồi. Tôi cũng chả còn lời nào hay hơn để khen ngợi cái công nghệ siêu đẳng của họ. Cái gì trên thế giới có thì Trung Quốc có nhưng cái gì Trung Quốc có thì ngược lại trên thế giới không có, đó là trứng hột vịt lộn được chế biến từ gà chết.1
1

Theo như tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin ngày 14/7, vào ngày 9/7 vừa qua các ngành chức năng thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã kiểm tra phát hiện một địa điểm gia công trứng vịt lộn từ gà con chết.

Công nghệ chế biến của họ là lấy những chú gà con bị chết trong quá trình ấp trong những trại gà với số lượng lớn rồi đem chế biến thành các trứng lộn ngon lành. Sản phẩm của họ được cung cấp rộng rãi ở các nhà hàng và quán ăn trong khu vực này.

Khi đoàn kiểm tra tới nơi đây thì chủ cơ sở sản xuất này không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì về việc VSATTP và giấy phép kinh doanh. Trong khi đó thì xác gà chết vươn vãi trên trên khắp sàn nhà, ruồi nhặng bâu đầy phát ớn. Dĩ nhiên là toàn bộ cơ sở sản xuất này sẽ bị thu giữ chờ xử lý một cách rất nghiêm khắc.

Điều đáng lo nhất là cơ sở này đã hoạt động được bao lâu và đã xuất số lượng bao nhiêu trứng lộn ra thị trường. Những người tiêu dùng trót ăn phải những trứng lộn này sẽ ra sao, điều đó là một mối lo thực sự với chính quyền thành phố này.

Ngoài chức năng tái tạo gà chết thành trứng lộn, cơ sở này còn kiêm luôn chức năng cung cấp trứng gà tươi mới cho thị trường. Trứng gà tươi theo như họ nói thì cách làm của họ cũng rất trời ơi, họ mua trứng thối, trứng ung về lấy lòng trộn đều, chưng cách thủy, ướp lạnh thế là đẻ ra được trứng gà mới tuồn ra thị trường.

Hiện cơ quan chức năng thành phố này đang chờ kết quả điều tra xử lý cái bọn ngang nhiên thay gà mái, vịt mái để thoải mái "đẻ trứng" một cách vô tội vạ này.

Sau đây mời pà con chiêm ngưỡng hình ảnh về công nghệ làm trứng lộn công phu nhất trên thế giới này:

 
1

1

1

1

1

1

1

1
Trứng Gà Giả Xuất Hiện Ở Nam California - Tháng 7/2012


Hình ảnh
(3) tá trứng này gia đình QD mua ở một tiệm bán gà vịt tại thành phố Rosemead, California vào ngày Father's Day 2012



Từ lâu nay chúng ta đã từng nghe nói và đọc khá nhiều tài liệu về chuyên làm trứng gà gỉa của Trung Quốc. Hai tuần trước đây nhân ngày Father's Day, gia đình đinh chúng tôi cùng đi ăn sáng ở thành phố Rosemead, có ghé vào một tiệm bán gà vịt của một gia đình người Việt gốc Hoa làm chủ, và tại đây chúng tôi có mua (3) tá trứng gà.

Mấy hôm nay sau khi bắt đầu nấu trứng chúng tôi mới phát hiện chúng tôi mua phải loại trứng gà rất kỳ quái. Loại trứng này lớn hơn bình thường tuy màu không có gì là khác lạ, tuy nhiên khi nấu chín thì lòng trắng và lòng đỏ trứng trở nên rất cứng và dai như cao su, khi đập ra lòng đỏ trứng gà vẫn còn dính chặt với lớp vỏ trứng.

Khi chiên trứng gà thì trứng không vàng đều và dai như da heo ngay cả đủa đâm vào cũng không xuyên qua đuợc. Rất ngạc nhiên chúng tôi đem đập một vài trứng thì mới phát hiện bên trong trứng rất lạ, tòan là nưóc lỏng và tròng đỏ thì rất cứng bóp như bóp bao nilon. Đặc biệt trứng không bốc muí tanh như bình thường và một số bên trong tròng trắng đông thành đá mặc dầu chúng tôi không cất giử với độ qúa đông lạnh.

Theo các tài liệu mà chúng tôi đã đọc được thì trứng gà gỉa xuất phát từ Trung Quốc, nguyên liệu chủ yếu để làm trứng gà giả là muối alginate. Loại muối này rất rẻ, cộng với nhiều nguyên liệu khác như Canxi Carbonat (Cao - vôi tôi) Axit Clohidric và màu thực phẩm.

Ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với não. Chất axit clohidric gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, dạ dày và ruột. Sau đây là vài tấm hình về (3) tá trứng gà gỉa mà gia đình chúng tôi đã mua và ghi nhận được.



Hình ảnh
Trứng gà chưa nấu chín mà đã đông cứng bên trong


Hình ảnh
Tròng trắng không tanh và như nước lỏng, có màu rất lạ


Hình ảnh
Luộc xong tròng trắng cứng và dai như cao su


Hình ảnh
Chiên xong thì trứng như một miếng nhựa mềm, bóp vào như bóp bao nylon.


Hình ảnh
Màu rất lạ và không bay mùi thơm của trứng chiên


Hình ảnh
Vỏ trứng rất mỏng và cầm lên rất nhẹ


Hình ảnh
Nhìn kỷ sẽ thấy đây là trứng gỉa vì màu sắc và cấu tạo rất lạ thường


Hình ảnh
QD và trứng gà giả làm từ Trung Quốc



Sự việc này lại một lần nữa gây lo lắng cho chúng ta về chất lượng vệ sinh an toàn của thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc. Các chuyên gia trong ngành thực phẩm đã nhận định nguyên liệu chủ yếu để làm trứng gà giả là muối alginate. Loại muối này rất rẻ tiền, cộng với nhiều nguyên liệu khác như Canxi Carbonat (Cao - vôi tôi) Axit Clohidric và màu thực phẩm.

Ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với não. Chất Axit Clohidric gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, dạ dày và ruột.

Tất cả chúng ta nên cẩn thận để tránh tình trạng "Tiền Mất Tật Mang"

Tác giả bài viết: Chris Phan... sưu tầm

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012


Chủ nhật, 13/5/2012, 10:59 GMT+7

Thuốc làm từ xác thai nhi Trung Quốc trữ trong tủ lạnh

“Mỗi ngày uống hai viên, chỉ cần một tuần là có hiệu quả”, nữ dược sĩ người Trung Quốc nói khi cấp thuốc làm từ thai nhi cho một phóng viên tờ Mail (Anh) đang giả bệnh nhân mua hàng.
> Phát hiện hàng nghìn viên thuốc làm từ xác thai nhi
> Việt Nam truy tìm thuốc Trung Quốc làm từ xác thai nhi

Điểm bán thuốc, cũng là nơi cất giữ bào thai và xác trẻ sơ sinh tại một thị trấn ở miền bắc Trung Quốc. Một người phụ nữ lấy 3 túi nilon màu đen từ trong ngăn đá tủ lạnh và đặt xuống đất. Cô cẩn thận mở từng gói, trong đó có mấy túi nhỏ đựng thuốc và giới thiệu rằng đây là những viên thuốc có khả năng chữa trị bệnh rất hiệu quả.
“Mỗi ngày uống hai viên, chỉ cần uống trong vòng một tuần là có hiệu quả ” - người tự xưng là nữ dược sĩ này nói. Mặc dù những túi nilon này được buộc lại rất chặt và đã đông cứng nhưng vẫn tỏa ra mùi hôi, rất khó chịu.
Trong kho chứa hàng của người này còn có một tủ gỗ đựng thuốc và các loại thảo mộc. Khi cô ta đưa túi thuốc này ra giới thiệu, loại thuốc dạng viên nang có vỏ màu vàng và màu đỏ.
Những túi nilon được cho là đựng thi thể thai nhi hoặc trẻ em, trữ vào tủ lạnh.
Những túi nilon được cho là đựng thi thể thai nhi hoặc trẻ em, trữ vào tủ lạnh.
Để cho khách hàng an tâm về chất lượng, người này đã mở một viên thuốc ra kèm theo lời cảnh báo có mùi hôi khó chịu. Tiếp đó, cô ta giải thích rằng loại thuốc này được làm từ bào thai 7 tháng tuổi, uống vào rất hiệu quả.
“Loại thuốc này mới sản xuất trong thời gian gần đây, dùng rất tốt, chỉ cần uống hai viên một ngày. Đừng lạm dụng quá nếu không sẽ bị tác dụng phụ là chảy máu cam”, người này cho biết.
Sau khi "bệnh nhân" đồng ý, cô ta liền cho thuốc vào một hộp nhỏ và đánh dấu vào đơn thuốc trị bệnh đau lưng, khuyên nên uống vào mùa lạnh để tránh bị ra mồ hôi nhiều.
Ngay lúc đó, có một “khách hàng” khác là nhân viên y tế của một bệnh viện Trung Quốc cũng có mặt tại căn bếp này. Người phụ nữ kia lôi thêm mấy cái túi từ ngăn đá ra và nói: “Chọn một túi đi!”. Những túi nilon mà người phụ nữ kia lấy ra chính là túi đựng bào thai càng nhiều tháng tuổi càng tốt. Chúng phải được gói trong túi nilon, hoặc trong hộp inox và ướp ở ngăn đá.
Đối với những xác trẻ sơ sinh, sau khi để tủ lạnh, người ta chặt ra từng mảnh nhỏ, sấy khô trong lò vi sóng, sau đó nghiền thành bột thô để chế biến thuốc.
Xác thai nhi còn được trữ lạnh trong những hộp inox.
Xác thai nhi còn được trữ lạnh trong những hộp inox để chuẩn bị làm thuốc.
Bí mật về công nghệ sản xuất thuốc thịt người của Trung Quốc dần được phanh phui khi Hải quan Hàn Quốc ngày 6/5 đã bắt giữ được hàng nghìn vỉ thuốc “ghê rợn” này. Người vận chuyển thuốc khai không hề biết đến quá trình sản xuất cũng như thành phần của thuốc.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã kiểm tra và xác định mỗi viên “thuốc thịt người” có tới 97- 99% thành phần tương ứng với ADN của người. Tất cả những viên thuốc này có hàm lượng vi khuẩn có hại cao. Một số loại thuốc trong lô hàng bị phát hiện còn làm từ các cơ quan nội tạng cơ thể người.

Nguyên liệu và giá cả

Để che mắt cơ quan chức năng, những viên thuốc này được đựng bên trong các chai màu sẫm, bọc kín và dán nhãn bên ngoài bằng những tên thuốc phổ biến, hợp pháp trên thị trường. Bởi loại thuốc này có mùi hôi nên những người vận chuyển đặt thêm cả các loại thảo mộc vào để bớt mùi.
Nguyên liệu của loại thuốc này được lấy từ các trung tâm bệnh viện phụ sản. Tại Trung Quốc, hàng năm có tới khoảng 13 triệu ca nạo phá thai. Các bệnh viện phụ sản còn có riêng một nhà xác để giữ bào thai và xác trẻ sơ sinh. Đây cũng chính là địa điểm mua bán “nguyên liệu” để sản xuất thuốc.
Không có giá cả chính xác cho mỗi xác trẻ sơ sinh nhưng giá của một bào thai tính ra tiền Việt là khoảng 3,3 triệu đồng.
Theo một phụ nữ Hàn Quốc đang sinh sống tại Trung Quốc, cô đã cho con trai uống loại thuốc này để chữa bệnh phổi. Con trai của bà đã uống thuốc trong vòng một tháng và đã đỡ hơn rất nhiều.
Hơn 99% thành phần thuốc tương ứng với ADN của người, theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Hơn 99% thành phần thuốc tương ứng với ADN của người, theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Một thương nhân tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, cho biết: “Cách đây vài năm, chúng tôi đã uống những viên thuốc này. Lúc đó, những viên thuốc này có giá khoảng 50 xu một viên. Tôi đã nhờ con trai tôi sống ở phía đông bắc Trung Quốc mua khoảng 100-120 viên. Tôi thấy thuốc này khá hiệu quả, chỉ có điều giá thuốc hơi đắt”.
Một người phụ nữ Trung Quốc cho biết đã mua xác một thai nhi tại khu vực chợ đen và tự tay làm thuốc. “Tôi tự tay làm thuốc này, cắt nhỏ ra, sấy khô và cán thành bột, thế thôi. Nó rất tốt cho sức khỏe”, người này nói.

Chưa có cơ sở thuốc làm từ xác thai nhi là tốt

Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định những viên thuốc này là tốt cho sức khỏe.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, thuốc từ những bào thai và xác trẻ sơ sinh là vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu nghiệm. Khái niệm chữa bệnh “độc nhất vô nhị” này bắt nguồn từ thời phong kiến, cách đây hàng trăm năm.
Mỗi viên nén có chứa thịt, xương, thậm chí là tóc, móng tay có tác dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, thậm chí là chữa bệnh ung thư.
Đầu tuần này, người phát ngôn của Bộ Y tế Trung Quốc cho biết sẽ điều tra vụ thuốc làm từ bào thai và xác trẻ sơ sinh này, nhưng ông cũng cho biết hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng về việc sản xuất loại thuốc này.
Theo giáo sư Yang đến từ trường Đại học Bắc Kinh, việc chữa bệnh bằng “thịt người” là có tồn tại nhưng rất hiếm người sử dụng. Ông cho biết, trong truyền thống y học Trung Quốc, nhau thai được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng bào thai để sản xuất thuốc như trên là điều khó tưởng tượng.
(Tiền Phong/Dailymail)

Phát hiện hàng nghìn viên thuốc làm từ xác thai nhi

Cơ quan hải quan Hàn Quốc vừa thu giữ hàng nghìn viên thuốc "con nhộng" làm từ thi thể các thai nhi chết, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
> Trung Quốc trừng trị tội phạm thực phẩm bẩn
> Trung Quốc cảnh báo hàng loạt thuốc nhiễm crom

Những viên nang này được biết đến với tên gọi "thuốc tăng cường khả năng chịu đựng", sản xuất ở vùng đông bắc Trung Quốc.
Thuốc làm từ thịt người bị bắt giữ. Ảnh: Metro.
Thuốc làm từ xác thai nhi xuất xứ Trung Quốc bị bắt giữ tại cửa khẩu hải quan Hàn Quốc. Ảnh: Metro.
Kể từ tháng 8/2011 đến nay, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã phát hiện 35 vụ buôn lậu thuốc và thu giữ tổng cộng 17.450 viên nang "con nhộng" xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được ngụy trang trong những vỏ hộp thuốc khác. Kết quả kiểm tra cho thấy những viên nang này chứa siêu vi khuẩn gây hại cho cơ thể người.
Tờ Metro hôm 7/5 dẫn lời hải quan Hàn Quốc cho biết cơ quan này đang tăng cường các biện pháp kiểm soát những chuyến hàng xuất xứ từ Trung Quốc. "Chúng tôi cần phải có biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ sức khỏe người dân", một quan chức hải quan nói.
Năm ngoái một bộ phim tài liệu Hàn Quốc đã lên án việc một số bệnh viện và cơ sở nạo phá thai ở Trung Quốc tiếp tay cho các vụ phạm pháp trên, bằng cách mỗi khi có một thai nhi chết lưu hoặc được phá, họ sẽ thông báo cho các công ty biết. Sau đó thi thể của những thai nhi này sẽ được công ty kia mua về và lưu trữ trong tủ lạnh để tránh sự nghi ngờ từ phía cơ quan chức năng.
Một thời gian sau, xác các thai nhi đông lạnh sẽ được cho vào lò vi sóng chuyên dùng của ngành y tế để nghiền thành bột. Bột này được nhét vào những viên nang con nhộng rồi bán ra thị trường với tên gọi "thuốc tăng cường khả năng chịu đựng".
Để điều tra vụ này, một nhóm điều tra của Hàn Quốc đã mua các viên con nhộng trên và đưa đi xét nghiệm ADN. Kết quả kiểm tra khẳng định 99,7% bột thuốc chứa trong viên nang đó chính là thịt người. Ngoài ra kiểm tra cũng tìm thấy tóc và móng tay người vẫn còn sót lại trong mớ bột thuốc kia, trong khi giới tính của đứa trẻ đã chết cũng có thể xác định được.
Bộ Y tế Trung Quốc đã vào cuộc điều tra vụ việc này và cho biết mọi hành vi sử dụng "rác thải y tế" như trên đều bị nghiêm cấm.
Thi Trân

Trung Quốc cảnh báo hàng loạt thuốc nhiễm crom

Hàng loạt thuốc viên vừa được phát hiện làm từ gelatin công nghiệp - chất bị cấm dùng trong y học, có hàm lượng crom cao hơn nhiều so với gelatin ăn được - Đài truyền trình trung ương Trung Quốc thông báo hôm qua.

Điều tra ban đầu cho thấy các thuốc này được sản xuất tại các công ty ở tỉnh Chiết Giang, do các nhà máy ở Cát Lâm và Thanh Hải phân phối. Trong nhiều trường hợp chúng chứa hàm lượng crom cao hơn 90 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Gelatin từ công nghiệp làm da thuộc bị chế biến thành chất độn cho vào các loại thuốc uống, chứa nhiều crom độc hại. Ảnh: CNTV
Một công nhân ở nhà máy thuốc tại tỉnh Chiết Giang cho biết loại gelatin công nghiệp nói trên được nhà máy địa phương bí mật sử dụng vì nó làm giảm đáng kể giá thành thuốc và do đó trở nên rất phổ biến, dù hàm lượng crom trong đó vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Song Xunjie, giám đốc nhà máy Gelatin và chất nhớt Hebei Xueyang, tiết lộ loại gelatin này được làm từ da thừa, vốn được dùng trong công nghệ làm quần áo da, sau khi được qua xử lý bằng canxi oxit và hóa chất công nghiệp.
Da thừa từ ngành công nghiệp làm da thuộc được tận dụng để tạo ra gelatin công nghiệp, rồi sử dụng bất hợp pháp trong việc sản xuất thuốc uống cho người. Ảnh: CNTV.
Kiểm tra các mẫu thuốc viên mua tại Bắc Kinh, Thanh Hải, Cát Lâm và Giang Tây thì thấy tổng số 13 loại sản phẩm từ 9 nhà máy dược phẩm có vấn đề về hàm lượng crom.
Cơ quan thuốc và thực phẩm quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu giới chức địa phương điều tra những loại thuốc nói trên, và cho biết nhà sản xuất lừa đảo sẽ đối mặt với các bản án tương xứng.
T. An

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Gạo giả xuất hiện ở Hà Nội?


Theo phản ánh của anh Duy Mạnh, hiện là sinh viên đang tạm trú tại ngõ 88 phố Giáp Nhị (P. Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai): trong lúc chờ đợi gia đình ở Thái Bình gửi gạo lên, anh Mạnh đi mua 5 kg gạo được bày bán trên phố Giáp Nhị với mức giá 14.000 đ/kg.
Loại gạo anh Mạnh mua ngày 16/3 có hình dạng dài và to hơn các loại gạo bình thường, gạo có màu trắng đục và bề ngoài bóng bắt mắt. Ngoài ra, gạo này không có mùi thơm đặc trưng của cám gạo, mà có mùi "lạ", gần giống như mùi nhựa.
Anh Mạnh cho biết: khi nấu thành cơm, anh và một số người bạn cùng ở trọ phát hiện ra cơm không nở như các loại gạo bình thường, các hạt gạo rời rạc bất thường. Thay vì mùi thơm của cơm, cả nồi nồng nặc mùi nilon, xen kẽ mùi nhựa tổng hợp khó ngửi và không thể ăn.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

“Địa ngục” ở Trung Quốc

Tình trạng cưỡng bức, hành hạ dã man ở các cơ sở sử dụng lao động trái phép đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc.
 
Lý Vân Hoa bắt người lao động ăn chung với chó - Ảnh: Bjnews.cn

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Trung Quốc ngừng bán nước tăng lực Red Bull

Nước tăng lực Red Bull bị ngừng bán ở các siêu thị Trung Quốc vì chứa chất phụ gia nguy hiểm tới sức khỏe.

Red Bull là loại đồ uống có tác dụng giải khát và tăng cường sinh lực. Ảnh: China Buzz
Động thái trên được đưa ra sau khi xuất hiện một số báo cáo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang khẳng định rằng trong nước Red Bull có chứa một số chất chưa được Cục quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc kiểm định. "Chúng tôi đã bỏ tất cả những loại đồ uống có thương hiệu này ra khỏi kệ bán hôm thứ 7 vì các lo ngại về an toàn thực phẩm", anh Sun, chủ một cửa hàng tạp hóa ở quận Huangpu, thành phố Thượng Hải chia sẻ với China Daily hôm chủ nhật (12/2).
"Chúng tôi sẽ xem xét có nên trả lại mặt hàng này cho nhà cung cấp, hay nên để chúng vào kho và lại tiếp tục bày bán nếu như có kết luận chính thức rằng đây là loại nước uống an toàn", anh nói thêm.
Chị Shi, hiện là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của một trung tâm ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, cho biết sau một tuần nhận được lệnh ngưng bày bán, doanh thu từ các sản phẩm có nhãn hiệu Red Bull đã chững lại. Trong khi đó một số cửa hàng ở thành phố Quảng Châu và Bắc Kinh cũng thông báo họ đã tạm thời ngừng bán sản phẩm này.
Trước động thái này, công ty Red Bull đã đăng tải một tuyên bố trên trang web chính thức của họ khẳng định rằng tất cả các loại thức uống chức năng đang được bày bán là an toàn và được sản xuất theo đúng quy định và đúng tiêu chuẩn. Thức uống chức năng thường bao gồm các loại đồ uống dinh dưỡng và tăng cường sinh lực. "Các kết quả kiểm định thường xuyên cho thấy các sản phẩm của Red Bull là đúng theo tiêu chuẩn mà công ty chúng tôi đã cam kết và chưa bao giờ có chứa các chất phụ gia bị cấm", tuyên bố này có đoạn.
Trong khi đó, Sở Quản lý dược và thực phẩm Cáp Nhĩ Tân hôm thứ 7 (11/2) đăng tải một nhận định lên trang web của mình, trong đó nói rằng theo các kết quả kiểm tra của chính phủ thì nước Red Bull có chứa một số chất phụ gia chưa được đăng ký với nhà nước như các chất sodium benzoate, sodium citrate, sắc tố carmine và tartrazine.
Anh Yu Yuqin, một chuyên viên chính thuộc viện thực phẩm Thượng Hải nói: "Chất sodium benzoate sử dụng trong sản phẩm không đạt yêu cầu". China Daily cũng đưa tin một số chất phụ gia khác như caffein được ghi trên vỏ của loại đồ uống này cũng có thể hơi quá lạm dụng.
Thông thường chất sodium citrate chỉ được phép sử dụng trong các sản phẩm dành cho các cháu bé, còn chất caffeine thì chỉ được dùng trong các loại đồ uống có ga như nước coca. Theo các bác sĩ, những người mắc bệnh tim mạch cần phải chú ý về các đồ uống có chứa caffeine vì chúng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của thận và khả năng hấp thụ canxi.
Anh Chen Xu, một người dân thành phố Thượng Hải, chia sẻ: "Tôi nghĩ chính phủ cần phải theo dõi kỹ hơn việc nhập khẩu sản phẩm này. Còn hiện tại, chính phủ cần phải xem xét thật kỹ sản phẩm này và sớm đưa ra kết luận cuối cùng". 
Phan Tâm

Tìm 'phụ gia độc' trong nước tăng lực Red Bull




Hai viện kiểm nghiệm trong nước đang phân tích mẫu nước tăng lực Red Bull để xác minh thông tin, sau khi Trung Quốc phát hiện loại nước giải khát này có chứa phụ gia gây độc và cấm sử dụng.
> Không nên cho trẻ uống nước tăng lực

 

Chiều 14/2, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, kết quả phân tích này sẽ được thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất, và từ kết quả này Cục sẽ có biện pháp xử lý phù hợp với loại sản phẩm nước uống tăng lực Red Bull.
"Chất phụ gia trong sản phẩm tăng lực được chú ý từ lâu và chúng tôi đã theo dõi trong thời gian dài, trước khi có thông báo thu hồi sản phẩm này từ Trung Quốc", ông Khẩn nói.
Hôm qua, các siêu thị tại Trung Quốc đã quyết định đưa loại nước uống tăng lực Red Bull ra khỏi các kệ hàng, sau khi một số báo cáo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang khẳng định trong loại nước giải khát này chứa một số chất chưa được Cục quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc kiểm định, như sodium benzoate, sodium citrate, sắc tố carmine và tartrazine.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế Trung Quốc cũng cảnh báo, người sử dụng Red Bull dễ trở nên lệ thuộc vào loại nước này, cũng như xuất hiện triệu chứng đau đầu, tim đập mạnh.
Vương Linh

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

'Ăn mừng' vì được liệt vào... huyện nghèo

"Nhiệt liệt chúc mừng huyện Tân Thiệu được liệt vào diện nghèo đói, trở thành đối tượng đặc biệt quan tâm trong chương trình xóa đói giảm nghèo cấp quốc gia trong thời kỳ mới” là nội dung tấm biển LED đang có sức lan tỏa chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc.

Chuyện ăn mừng vì được xếp vào huyện nghèo tưởng chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ, nhưng lại có thực tại huyện Tân Thiệu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Hình ảnh và thông tin về sự việc này được phát tán đầu tiên trên trang Weibo vào khoảng 0h39 ngày 30/1 vừa qua bởi một người có nick “@ Đàm Triết Phất”. Ngay sau đó, thông tin thu hút hơn 2.000 ý kiến bình luận.

Hình ảnh tấm biển quảng cáo với dòng chữ sáng rực có nội dung kỳ quái được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trên trang web chính thức của Ủy ban nhân dân huyện Tân Thiệu, Hồ Nam ngày 29/11/2011 cũng có bài viết liên quan tới sự việc này: “Tân Thiệu đã được liệt vào danh sách các vùng đặc biệt nghèo đói của quốc gia”.
Cư dân mạng Trung Quốc còn xôn xao về thông tin website Shaoyangnews.net công khai tin tức được cho là "tốt lành" này: “8 huyện Long Hồi, Thành Bộ, Thiệu Dương, Tân Trữ, Tân Thiệu, Tuy Trữ, Động Khẩu và Vũ Cương đã chính thức được liệt vào các huyện trọng điểm cần xóa đói giảm nghèo”.
Nhiều ý kiến bình luận, những cụm từ như “nhiệt liệt chúc mừng, tin tốt lành”… đều khó chấp nhận.
Trước vụ việc này, truyền thông Trung Quốc đã vào cuộc để làm rõ thực hư. Vào ngày 31/1, Ủy ban Nhân dân và Phòng Thông tin Truyền thông huyện Tân Thiệu khẳng định, nội dung tấm biển chưa được các ban ngành chức năng của huyện thông qua. Một nhân viên của Phòng thông tin truyền thông cho biết: “Chính quyền huyện không trưng biểu ngữ này. Những lời lẽ trên tấm biến LED không phù hợp. Chúng tôi đã ra quyết định hủy bỏ biểu ngữ”.
Chủ nhiệm ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện, ông Hoàng Kiến Tường thì khẳng định: “Tấm biểu ngữ này là do một doanh nghiệp tư nhân có tên là Trung tâm dịch vụ truyền thông điện tử Kim Quế tự ý thực hiện và chưa thông qua sự cho phép của bất kỳ ban ngành chức năng nào trong huyện”.
(Theo Đất Viêt/ People.com.cn)