Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

THỬ PHÂN TÍCH SỰ KIỆN BIỂN ĐÔNG 26/5/2011

Đã viết bài cục diện mới của ngoại giao Việt Nam rồi, nhưng dường như những gửi gắm trong bài chưa được hiểu đủ và hiểu đúng? Khắp cộng đồng mạng mấy hôm nay vẫn bùng nổ câu chuyện biển Đông. Người thì kích động xuống đường ôn hòa vì biển Đông. Kẻ thì kích động tinh thần dân tộc. Những người có nhận thức tốt hơn thì đưa ra những giải pháp cho biển Đông. Tất cả đều tốt, nhưng cái tốt phải đặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Nếu cái tốt đặt không đúng chỗ, và không đúng thời điểm thì có thể nó sẽ trở thành cái xấu, thậm chí là cái nguy hiểm. 

Vì vậy ta cần phải nhìn lại tình hình để phân tích vì sao Trung Hoa lại gây căng thẳng biển Đông? Vì sao câu chuyện biển Đông đến hôm nay người Mỹ và thế giới vẫn yên ắng? Và vì sao đang thế ngoại giao mạnh chúng ta lại rơi vào thế bị động trong lúc này?

Ngược dòng thời gian, cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi là đòn đánh chí tử vào yết hầu Trung Hoa, trong chiến lược gầy dựng nguồn năng lượng cho phát triển của họ. Cái mà họ đã gầy dựng hơn 20 năm nay, bỗng chốc lát trở thành trắng tay. Buộc họ phải tìm giải pháp bù đắp cho thiếu hụt này.

Trung Hoa sắp chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ Năm - một thế hệ được cho rằng thái tử đảng với tư tưởng diều hâu - trong khi tình hình quốc nội của họ đang chao đảo vì lạm phát, vì nội loạn, vì bất đồng sắc tộc, với sự phân hóa giàu nghèo, và vì chủ nghĩa tư bản thân hữu mà họ đang sử dụng để có dự trữ ngoại tệ chinh phục thế giới làm dân nghèo đi, mà chỉ một tỷ lệ nhỏ thân hữu với chính khách hưởng lợi và nhà nước thì giàu.

Tất cả những điều đó, buộc họ phải cố gắng cân bằng với chiến lược mới để đáp ứng với thời cuộc, nhưng phải làm sao đảng độc nhất cầm quyền phải đứng vững vai trò cai trị của mình. Nên họ phải gây căng thẳng biển Đông. Một mũi tên bắn nhiều đích: bù đắp thiếu hụt nhiên liệu, phép thử lòng dân, kích động tinh thần dân tộc cực đoan để định hướng dân quên đi tồi tệ kinh tế và độc đoán trong chính trị đang diễn ra và những bất đồng về sự phân hóa giàu nghèo, sắc tộc đang là những mối đe dọa có thể làm họ mất tất cả. Đó là cách mà các cường quốc "xuất khẩu" nội loạn của họ sang nước khác. Cũng giống như Mỹ đã xuất khẩu lạm phát của mình sang thế giới còn lại bằng chính sách nới lỏng định lượng và tăng đầu tư nước ngoài thông qua các CEO tài phiệt.

Lại ngược dòng thời gian một chút, khi cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Hoa nối lại sau 4 năm gián đoạn, do việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hồi tháng 01/2011, thì họ chọn đúng ngày 19/01/2011 - cái ngày mà đại hội đảng cộng sản Việt Nam bế mạc thành công rực rỡ - Rõ ràng có dụng ý trước khi họp kín để tính toán chuyện khu vực và toàn cầu. Vì lúc đó, cả 2 cường quốc đã xác định rõ ràng chiến lược của Việt Nam trong 10 năm tới. Cho nên sau cuộc họp thượng đỉnh mọi vấn đề biển Đông và thế giới đã có những biến động có thể nói là quay ngoắt 180 độ. Từ sự chìa tay với Việt Nam, người Mỹ đã không còn mặn mà. Từ khu vực thắt yết hầu đường tiếp tế nhiên liệu qua Thái Bình Dương, người Mỹ chuyển sang làm mất mỏ nhiên liệu mà Trung Hoa đang khai thác ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại sao như vậy?

Có thể là người Mỹ đã nhìn thấy hết đại hội đảng cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi với chiến lược dài hạn. Vẫn hình thái xã hội sao chép từ Trung Hoa, vẫn trung thành với anh cả đỏ. Nên công việc của người Mỹ là tạo ra một cục diện toàn cầu mới, để anh em trong nhà "môi hở răng lạnh" đấu nhau ở biển Đông. Một mũi tên nhằm nhiều đích, đích đầu tiên là tạo ra sự đối đầu của thành trì cộng sản cuối cùng trên thế giới bất đồng, như họ đã làm khi ông Nixon làm với ông Mao hồi năm 1972, để Liên Xô và Trung Quốc không đoàn kết. Và hậu quả như thế nào thì sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 1980s đã minh chứng.

Đích thứ hai là, khai thác dầu ở biển Đông không chỉ có Việt Nam mà còn có Nga. Nên việc này không chỉ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn quyền lợi của Nga. Đích thứ ba là, động chạm đến quyền lợi của cả khối Asean. Rõ ràng đẩy Trung Hoa vào thế đối đầu với khu vực và quốc tế. Quả thật là một chiến lược hoàn hảo. Nhưng khi câu chuyện ngày 26/5/2011 xảy ra thì, cho đến nay chưa thấy nước nào lên tiếng ủng hộ ta. Đó là một điều đáng suy nghĩ để đặt dấu hỏi tại sao?

Qua những nhận định trên, là một người dân, khách quan nhìn nhận sẽ thấy những điều sau:

Chắc chắn Trung Hoa chỉ rung cây nhát khỉ trong vấn đề biển Đông, mà không thể gây chiến tranh vì, nếu họ đẩy Việt Nam đến đường cùng bằng chiến tranh thì, họ sẽ mất đi một đồng minh thân cận bị đẩy sang bên đối diện, đồng thời họ sẽ trở thành kẻ thù của thế giới. Hình ảnh của họ đã xấu lâu nay trở nên xấu hơn. Vì cho đến giờ này Việt Nam vẫn là đồng minh trung thành của Trung Hoa từ mô hình chính trị xã hội đến thâm thủng nhập siêu về kinh tế và cả quan hệ quốc phòng chiến lược. Nếu Trung Hoa trở mặt với Việt Nam thì còn nước nào trên thế giới có thể tin cậy Trung Hoa? Nhưng một số trang mạng lại đi đến cực đoan khi cho rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và một số lại kêu gọi biểu tình phản đối Trung Hoa là điều chưa nắm rõ tình hình, và có thể là một sự xúi giục không cần thiết, mà có thể đưa đến tình trạng của năm 2007, với nhiều trí thức yêu nước phải vào vòng lao lý và được quan tâm đặc biệt của chính quyền. Ngay cả báo chí mấy hôm nay cũng đẩy vấn đề lên quá nóng!

Như vậy, Trung Hoa muốn gì? Rõ ràng trong cơn kiệt quệ vì năng lượng, họ đang điên cuồng muốn chiếm lấy biển Đông để khai thác dầu bằng quan hệ song phương. Nôm na cho dễ hiểu là muốn "ăn chia theo tỷ lệ". Nhưng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, họ đã ký kết thì, họ sai hoàn toàn. Về luật họ cũng sai, mà về uy tín thế giới họ cũng thất thế. Nhưng sự đời quy luật - mạnh được yếu thua - vẫn cứ xảy ra như cơm bữa, mà bất chấp mọi luật lệ và hình ảnh quốc tế của các cường quốc. Ví như chiến tranh Iraq do người Mỹ phát động để hạ bệ ông Saddam Hussein năm 2003 vậy. Song trong chiến tranh Iraq, người Mỹ đã ngụy tạo chứng cứ chính quyền Saddam Hussein có vũ khí nguy hiểm. Còn với biển Đông chứng cứ người Trung Hoa đã sai quấy.

Vấn đề Việt nam luôn giữ lập trường đàm phán đa phương với vấn đề biển Đông. Và điều này Việt Nam đã thắng lợi trong ngoại giao khu vực trong ngày 19/5/2011 vừa qua. Có phải vì thế mà Trung Hoa mới làm phép thử và chia cắt khối Asean bằng nhiều thủ đoạn?

Cho nên Việt Nam cần bình tỉnh đối phó với tình hình bằng, thứ nhất là lấy sự ủng hộ của khu vực và thế giới, mà đứng đầu là vai trò người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Vì những diễn biến gần đây cho thấy, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được sức mạnh của Trung Hoa. Thứ hai là, đưa vấn đề lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Và cuối cùng là, lòng dân trong nước cần phải củng cố sự tin cậy đã và đang bị lung lay sau sự cố biểu tình 2007 và suy thoái kinh tế kép ở trong nước.

Nếu Việt Nam không làm được 3 vấn đề cốt yếu trên trước khi đi đến đàm phán đa phương vấn đề biển Đông với Trung Hoa thì, rất khó lòng với chiến lược biển Đông trong dài hạn.

Asia Clinic

NẾU IRAN GỤC THÌ TRUNG HOA SẼ RA SAO?

Ở đời chỉ có người có cả tài lẫn đức mới dám minh bạch mọi hành vi. Thế giới cũng vậy, chỉ có một cường quốc đủ cả sức mạnh mềm - kinh tế, tự do dân chủ - và sức mạnh cứng - an ninh quốc phòng - thì mới dám minh bạch đường lối thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại rõ ràng. Hoa Kỳ là một nước như thế, khi nhân vật thứ hai của toà bạch ốc đọc bản tường trình trước quốc hội về chiến lược Châu Á Thái Bình Dương hồi cuối tháng trước.

Thực chất bài phát biểu của bà Hillary Clinton không phải chỉ mới phát biểu bây giờ mà, từ ngày 12/01/2010 bà đã trình bày tại Trung Tâm Đông Tây ở Honolulu - Hawaii, trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trung tâm. (Xem video Clip)

Bài diễn văn của bà Hillary Clinton vào ngày 12/01/2010 tại Trung Tâm Đông Tây ở Honolulu - Hawaii

Câu chuyện rất rõ ràng khi những cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra từ đầu năm tới 20/10/2011 với cái chết của ông Gaddafi, và sự thay đổi chính quyền của nhiều nước sau chỉ 2 bài phát biểu của bà Hillary Clinton và ông tổng thống Obama ở các nước châu Phi hồi giữa năm 2009. Sức mạnh mềm của Hoa Kỳ phát động từ tự do dân chủ và từ internet đã làm khu vực này chuyển mình thức tỉnh. Làm sao không thức tỉnh khi, một đứa trẻ có cùng nguồn gốc da đen, mà lại là đứa con rơi rớt của một du học sinh châu Phi đến nước Mỹ ăn học và bỏ quên hôm nay lại trở thành người nắm vận mệnh toàn cầu? Trong khi cũng là cùng màu da sắc tộc, có cha mẹ gia đình đàng hoàng mà ta lại vẫn nằm dưới sự cai trị của kẻ khác tồi tệ hơn?

Song bản chất của vấn đề Bắc Phi là vấn đề cung năng lượng cho Trung Hoa. Và Trung Đông vẫn còn chưa xong. Rảnh nợ ở châu Phi, sắp rút quân ở Afghanistan và bắt đầu một chuyển động khác - cái gai Iran đã hơn 30 năm sau cuộc bắt con tin ngoại giao Mỹ cuối thập niên 1970s - phải giải quyết. Một công đôi ba chuyện: nhổ cái gia Iran độc tài và thần quyền cực đoan dám chơi trội. Việc nữa là cắt nguồn cung quan trọng nhất về năng lượng cho Trung Hoa. Và cuối cùng là cắt cái liên minh ma quỷ Trung Hoa - Pakistan - Iran đang âm thầm cung cấp vũ trang cho các nhóm khủng bố quấy rối thế giới văn minh.

Ngược dòng thời gian một chút, hồi tháng 9/2010 đích thân tổng thống đương nhiệm Iran dù lên gân, nhưng vẫn đồng ý đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân, nhưng bị từ chối. Giữa năm nay, Iran đồng ý mở cửa cho IAEA - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - thám sát vấn đề hạt nhân. Là một nước có trữ lượng và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, có mặt tiền hướng ra biển Caspian ở phía Bắc, và ở phía Nam với 2 vịnh quan trọng là vịnh Ba Tư (Persian Gulf) và vịnh Oman thuộc biển Ả Rập nối ra với Ấn Độ Dương. Nhưng với hơn 30 năm bị cấm vận, có lẽ kinh tế Iran đã bắt đầu cạn kiệt sau khi chạy đua vũ trang hòng giữ vững chế độ độc tài thần quyền Hồi giáo cực đoan?

Cách đây 2 hôm, đồng loạt đồng minh lâu bền Hoa Kỳ và Israel cùng tuyên bố. Hoa Kỳ thì tuyên bố tăng siết chặt cấm vận với Iran bằng cách cấm tất cả cá nhân và tổ chức nào làm ăn về dầu khí với Iran không được phép làm ăn và cấp thị thực visa nhập cư và Hoa Kỳ. Còn ông thủ tướng đương nhiệm Israel - Benjamin Netanyahu - thì trình quốc hội xin phép tấn công Iran, nhưng chưa được đa số đồng tình.

Với cánh tay nối dài với các đồng minh NATO, một kiểu tác chiến mới của Hoa Kỳ đã được hình thành và thành công không tốn một sinh mạng, qua những cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi Trung Đông. Bây giờ, với đồng minh Israel, vấn đề Iran đang chuyển động từng ngày. Thế thì liệu khi nào nó sẽ xảy ra, sau khi IAEA thông báo cả Iran và Bắc Hàn đã không tuân thủ đưa ra hết "những bí mật" của họ khi Iran đã mở những trung tâm làm giàu năng lượng hạt nhân dưới lòng đất hồi cuối tháng qua.

Tổng kết gần đây cho thấy, các quốc gia độc tài mà có những âm mưu đe dọa an ninh Hoa Kỳ, sau khi mở bí mật, hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân là, y như rằng sẽ có cuộc dàn xếp để đi đến một cuộc chiến thay da đổi thịt ở đó. Từ Iraq đến Libya. Và có lẽ Iran sẽ là trục phải giải quyết trong tương lai gần.

Liệu sau khi giải quyết Iran, Trung Hoa với một cái vòng kim cô bao quanh cả về năng lượng, khoáng sản, nhân quyền, bất ổn sắc tộc và kể cả trừng phạt kinh tế bằng đánh vào chỉ tệ đồng Nguyên, thì liệu đại hội đảng cộng sản lần tới vào năm 2012 có phải là lần cuối cùng?

Asia Clinic

RẮC RỐI CỦA TRUNG HOA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Bài viết gốc: China’s Trouble with the Neighbors

Bài viết của ông Zhu Feng là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, thuộc Đại học Bắc Kinh.

BC KINH – Chính sách "láng giềng tốt" của Trung Hoa được đặt dưới một áp lực lớn chưa từng thấy; thực vậy, nó đang ở vào vị thế tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một tình hình khác, sau khi có những va chạm với các nước láng giềng đã phát sinh trong thời gian gần đây.

Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Phillipines trong vùng biển Đông, đến căng thẳng với Miến Điện và Thái Lan, những mối quan hệ được xem là chưa bao giờ thân thiện, đã trở nên căng thẳng. Việc Miến Điện quyết định hoãn dự án xây đập Myitsone(1) được Trung Hoa hậu thuẫn là cú sốc đối với Trung Hoa. Tương tự như vậy, việc giết chết 13 thuyền viên thuyền Trung Hoa trên sông Mekong(2) vào đầu tháng 10/2011 như một lời nhắc nhở ảm đạm rằng có lẽ hòa bình của Trung Hoa biên giới đất liền phía Nam, đã được bình yên gần 20 năm, bây giờ trở thành những láng giềng thù địch nhất.

Đập thuỷ điện Myitsone xây dựng ngay trên hội lưu của 2 dòng sông Mali Hka và N'Mai Hka tạo ra dòng chính của sông Irrawaddy. Đây là một quy định cấm tuyệt đối khi làm đập thuỷ điện của các hiệp hội các dòng sông thế giới, vì nó làm biến đổi khí hậu và huỷ diệt môi trường khu vực cũng như toàn cầu do nguồn nước bị cạn kiệt. (hình của Internet - ND)

Chính phủ và nhân dân Trung Hoa đặc biệt thất vọng bởi những vụ giết người trên sông Mekong, mà dường như để chứng minh, một lần nữa, nói lên sự bất lực của chính phủ trong việc bảo vệ công dân của mình bị giết ở nước ngoài, mặc dù đây là tình hình mới phát sinh trên toàn cầu của Trung Hoa. Kết quả là, hai câu hỏi quan trọng đã phát sinh: Tại sao các nước láng giềng của Trung Hoa chọn phương án bỏ qua lợi ích của họ? Và mặc cho sự trỗi dậy của Trung Hoa, nhưng tại sao các cơ quan chức năng của chính quyền Trung Hoa dường như ngày càng không thể đảm bảo được cuộc sống và lợi ích thương mại của người dân Trung Hoa ở nước ngoài?

Mối lo âu của Trung Hoa về những câu hỏi này tạo ra từ chính sách của Trung Hoa. Với sự sụp đổ chính quyền của Muammar el-Qaddafi ở Libya, các công ty Trung Hoa bị mất các khoản đầu tư trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ kim, chính phủ mới của Libya đã bóng giónhững dự án này sẽ không được tiếp tục. Nhiều người Trung Hoa đã bất an khi chính phủ quyết định sơ tán công dân Trung Hoa Libya, và họ thích một nỗ lực táo bạo hơn để bảo vệ tài sản thương mại quốc gia ở đây.

Tương tự như vậy, lập trường thay đổi của chính phủ Trung Hoa sau này, và rất bất ngờ, khi công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia của quân nổi dậy như là một chính phủ Libya đã làm dấy lên sự giễu cợt đáng kể ở trong nước. Sau những gì mà Trung Hoa đã phí công về mặt chính trị để phản đối những cuộc không kích của NATO khi mới bắt đầu can thiệp vào Libya, để rồi lại quay sang ủng hộ những lực lượng NATO đã giúp cướp quyền lực ở Libya. Đây là một chính sách ngoại giao vì thực dụng thương mai rỗng tuếch nhất của Trung Hoa.

Đối với phần lớn người Trung Hoa, Libya là một
quốc gia ngoài khả năng kiểm soát của Trung Hoa, do năng lực hạn chế của Trung Hoa đối với thực thi quyền lực của dự án. Vì vậy, việc chú tâm vào việc khôi phục lại lợi ích thương mại của Trung Hoa ở Libya được quan tâm một cách miễn cưỡng, nếu không nói là hoàn toàn thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, Miến Điện và các quốc gia sống quanh sông Mekong khác phải được nâng tầm lên là những "láng giềng tốt", và việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay quyền lực của Trung Hoa, vì vậy sự tức giận của công chúng về những mối đe dọa đến lợi ích của đất nước ở những nơi này là to lớn.

Những lợi ích đó bao gồm một đường ống dẫn dầu mới chạy từ Miến Điện đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, Trung Hoa cũng đang làm việc trên các dự án "kết nối" - cụ thể là, mạng lưới đường sắt và đường cao tốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và xã hội giữa Trung Hoa với các nước ASEAN. Những sự cố ở đập thủy điện Myitsone và sông Mekong bây giờ là vai diễn đen tối của các dự án này, thúc đẩy nỗi sợ hãi của một phản ứng dây chuyền có thể phá hỏng nỗ lực kéo dài hai thập kỷ của Trung Hoa để đạt được sự hội nhập khu vực sâu hơn.

Rõ ràng, chính phủ mới của Miến Điện không muốn làm trầm trọng thêm mối bất hoà trong vùng biên giới đã không ổn định của họ, nơi các nhóm nổi dậy đã sử dụng dự án đập thủy điện để tập hợp lực lượng làm ra những cuộc biểu tình mới. Nỗ lực của chính phủ mới ở Miến Điện là chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị trong những vùng bất ổn Miến Điện, và như vậy sẽ làm giảm đi những cuộc tranh giành của các lãnh chúa địa phương với chính quyền, rõ ràng điều này là nguyên nhân để quyết định ngưng việc xây dựng đập thủy điện Myitsone.

Về phần mình, các nhà đầu tư của Trung Hoa vào việc xây dựng đập Myitsone, họ đã dựa quá nhiều vào chiều sâu của quan hệ song phương hai nước, mà quên đi các rủi ro chính trị của dự án. Hành vi của họ cũng phản ánh sự dựa và cái gọi là bảo đảm từ chủ nghĩa hám lợi (mercantilism) của chính phủ, cũng như sự tự mãn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Hoa, nó giết chết (to account for something/somebody) hầu hết những đầu tư ở nước ngoài của Trung Hoa. Với tư duy là làm ăn dưới sự hổ trợ hoặc bảo lãnh của chính phủ khi các công ty này thất bại - họ đã đầu tư một cách phóng túng.

Sự kiện Mekong nói lên một câu chuyện ảm đạm khác. Con sông liên kết 5 quốc gia, đã từ lâu nổi tiếng là một nền tảng cho tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cờ bạc, và buôn lậu. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Hoa đã mang lại sự tương tác ngày càng tăng giữa Trung Hoa và các nền kinh tế của thế giới ngầm khu vực sông Mekong. Vụ giết hại 13 thuyền viên Trung Hoa có liên quan đến xu hướng này. Nhưng Trung Hoa có thể tránh những thảm kịch tương tự tốt nhất không phải bằng cách chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, bằng cách xây dựng hợp tác đa phương nhiều hơn để chống lại tội phạm xuyên quốc gia dọc theo sông Mekong.

Những sự kiện Myitsone và Mekong làm nổi bật một cách sắc nét mối quan hệ Trung Hoa với các nước láng giềng phía nam. Nó làm cho chính sách láng giềng tốt của Trung Hoa hướng theo vấn đề ngoại giao khu vực chú tâm đến những vùng sông nước chưa được ghi vào bản đồ địa lý (uncharted waters).

Thật vậy, những quốc gia láng giềng của Trung Hoa sẽ không đáng được tin cậy đối với lợi ích của Trung Hoa trừ khi và cho đến khi Trung Hoa bắt đầu cung cấp những lợi ích thiết yếu đến cộng đồng này Đó không chỉ là thương mại mà còn là việc xây dựng những chính quyền có nền quản trị khu vực trên cơ sở quy định của pháp luật, tôn trọng nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế khu vực . Nếu không, sự đổ vỡ như những sự kiện ngưng xây dựng đập thuỷ điện Myitsone và giết người Trung Hoa dọc theo sông Mekong sẽ tái phát. Nó sẽ khoét sâu hơn theo hướng một Trung Hoa bị cách ly và hoảng loạn.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Sự kiện đập thuỷ điện Myitsone: Vào ngày 30/9/2011 chính phủ Miến Điện thông báo ngưng dự án đang xây dựng đập thuỷ điện Myitsone trên sông Ayeryawady hay còn có tên là sông Irrawaddy. Nó là con sông lớn nhất ở Miến Điện chảy theo hướng Bắc Nam có độ dài khoảng 2170km. Sông Irrawaddy này hợp lưu bỡi 2 nhánh sông Mali Hka từ tây bắc Miến Điện và dòng N’Mai Hka từ phía đông bắc miến Điện. Dòng Mali Hka bắt nguồn từ phía tây nam dãy núi Hymalaya thuộc Tây Tạng. Dòng N’Mai Hka bắt nguồn từ bang Kachin phía Bắc Miến Điện nó cũng có nguồn gốc từ phía Nam Tây Tạng, nhưng ở đông nam dãy Hymalya. Đây là một thất bại lớn của ngoại giao Trung Hoa.

 Bản đồ sông Irrawaddy ở Miến Điện (hình của internet)

2. Sự kiện giết người dân Trung Hoa trên sông Mekong: Vào ngày 05/10/2011 13 công dân Trung Hoa là thuyền viên đã bị 9 binh sĩ Thái Lan giết chết. Chính phủ Thái Lan tuyên bố sau khi bắt 9 binh sĩ với lời khai báo là họ hành động theo lệnh của thế giới ngầm mafia của địa phương, chứ không phải do lệnh của chính quyền Thái Lan.

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Men rượu Trung Quốc, cái chết từ từ


Phương Minh
QUẢNG NAM - Cho đến nay, có thể nói rằng người Việt Nam, là đàn ông, chắc chắn rằng từ độ tuổi 18 trở đi, khó có ai mà không biết uống rượu. Ngoại trừ cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số còn lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần/tuần, thậm chí 7 lần/tuần.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-01_400.jpg

Xẻ cơm từ gạo đã ủ men để nấu rượu, một kiểu nấu mới khi sử dụng men Trung Quốc thay vì trước đây nấu cơm, trộn men vào và ủ. (Hình: Phương Minh)
Ở Việt Nam, nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo, bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây giờ thì khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lãi cao...”
Ông Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, mình không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở! Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể”.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-02_400.jpg

Rượu dầm nhau thai những con vật được cho là bổ nhất của giới uống rượu. (Hình: Phương Minh)
Vẫn theo lời ông thông, “Trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo, bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. Trong thôn này có sáu lò rượu, cả xã có hai chục lò rượu. Nhưng khi nào các quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng Bình, Quảng Nam, cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục lò rượu lớn, nhỏ, có chừng mười lò cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa rượu...”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì để vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Mình vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng mình mà không theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống!”
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-03_400.jpg

Men của Trung Quốc giá rẻ, dễ nấu nhưng cũng rất độc. (Hình: Phương Minh)
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu. Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt...) Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn... Cô cười héo hắt: “Ồ, cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng làm việc gì được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan... Nói chung là gan! Từ mười năm trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân không ít”.
“Thậm chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có gì nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía... Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
“Cứ một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngãi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Ðiều này cũng dễ hiểu thôi, vì dân mình nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay, uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Thì khổ quá, ngu khỏi phải đau đầu vì suy nghĩ, chết thì hết chuyện, thế thôi!”
Ông còn cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam mà lại! Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài, chung qui, hàng hóa của họ đã đi vào đến tận huyết mạch, não bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nhìn vào những người nghiện rượu sẽ biết.
 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Các bác ghiền món tai lão Trư cẩn trọng: Phát hiện tai lợn nghi làm từ... getalin và nhựa

“Khi cắn miếng đầu tiên, tôi đã phát hiện miếng tai lợn này nhạt nhẽo, có vị khác lạ, tôi nghi rằng mình đã mua nhầm tai lợn giả”.

Vụ việc vừa được một người đàn ông họ Hoàng ở thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc báo với cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm ở địa phương cuối tháng 10, sau khi anh này ăn phải tai lợn mà anh nghi ngờ là đồ giả.



Tai lợn nghi là giả được phát hiện tại Tương Đàm, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ông Hoàng cho biết, hôm 30.10, mình có mua hơn 1 kg tai lợn tại một khu chợ ở quận Vũ Hồ, Tương Đàm, tổng cộng hết 25 nhân dân tệ. Sau khi chế biến, cắn thử một miếng đã có cảm giác khác lạ “nhạt nhẽo, không có mùi và vị ngọt của thịt, nên không ăn nữa”.

Và ông Hoàng đã mang số tai lợn này đến Trung tâm kiểm nghiệm ở địa phương để kiểm tra.

Qua thử nghiệm, nhân viên của trung tâm thấy rằng, phần bì bên ngoài tai dễ bong, cắt dọc tai lợn phát hiện sợi cấu trúc khác lạ so với tai lợn bình thường, không có các hạt chất béo, không có mạch máu trong khi tai lợn bình thường có sụn và lớp mỡ dưới da. Sau đó, một nhân viên thanh tra lấy một miếng nhỏ tai lợn đem đốt thì miếng thịt liền tan chảy và có mùi kiềm

Được biết, vào hôm 1.11, các nhân viên thị trường của thành phố Tương Đàm đã tiến hành cuộc kiểm tra bất ngờ tại các khu chợ ở địa phương, tiến hành thu giữ tai lợn tại nhiều cửa hàng để kiểm tra.


Theo Dân Việt