Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Những "phi vụ" làm giả thực phẩm “kinh điển” của Trung Quốc


Trung Quốc  từ lâu đã "nổi tiếng" với các sản phẩm hàng hóa giả. Nhưng những năm trở lại đây, tình trạng hàng giả diễn ra càng ngày càng phức tạp và tinh vi. Dưới đây là những "phi vụ" làm giả thực phẩm kinh điển và tai tiếng nhất của người Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN:
>> Thực phẩm Trung Quốc vẫn chìm trong chất độc
>> Vì sao thực phẩm Trung Quốc là "kẻ sát nhân" toàn cầu?
>> Trung Quốc: lại phát hiện thực phẩm không an toàn

Trứng gà giả

Với người Trung Quốc, dường như không thứ gì là không thể làm giả, khi tại đây, người ta có thể làm giả cả trứng gà.

Những

Xuất hiện từ năm 2005 và trở lại thị trường năm 2012, trứng gà giả của Trung Quốc khiến người tiêu dùng Việt Nam “ngã ngửa” về trình độ làm giả “siêu đẳng” của người Trung Quốc.
Những

Nguyên liệu làm lòng trắng là muối axit hữu cơ, phèn chua, keo có nguồn gốc động vật. Một ít phẩm màu vàng chanh vào lòng trắng được lòng đỏ. Sau đó,  người ta dùng khuôn hình bầu dục để tạo hình lòng trắng và khuôn hình tròn để nắn lòng đỏ. Khâu cuối cùng là tạo vỏ trứng.Vỏ trứng được làm từ thạch cao và sáp paraphin trộn đều, nung ở 50OC. Môi trường chân không sẽ giúp hàn kín quả trứng giả và chỉ có những người tinh mắt lắm mới có thể phát hiện được. 

Nguồn gốc của vấn đề chính là tiền. Một cán bộ thuộc Trung tâm thanh tra và giám sát nhà nước đối với các sản phẩm thân thiện môi trường Trung Quốc cho biết, một quả trứng gà giả chỉ mất ít hơn 0,1 nhân dân tệ (khoảng 350 đồng), thì chi phí cho một quả trứng gà thật là 0,5 nhân dân tệ.

Mực giả tẩm gia vị giống hệt polymer


Những

Năm 2012, thị trường Việt Nam tràn ngập mực khô giả, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, có mùi vị khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật. Loại mực này được bán với giá 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật.

Làm giả quả hồ đào


Những

Quả hồ đào đã bị làm giả một cách hết sức tin vi - bên ngoài là vỏ thật nhưng ruột bên trong lại là cục vữa bê tông đông cứng. Theo trang Ministry of Tofu, những quả hồ đào giả được một người đàn ông có tên là Li mua từ một người bán dạo trên đường phố ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Khi ông Li mua 2,5kg hồ đào mang về nhà, ông bắt đầu bổ chúng ra thì bất ngờ phát hiện đó là hàng giả. Ruột của những quả hồ đào này là những viên đá bê tông được bọc bằng giấy mỏng.

Sữa giả

Trong tháng 4 năm 2004, ít nhất 13 trẻ em ở Phụ Dương, An Huy và từ 50 đến 60 trẻ nữa trong các vùng nông thôn của tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa trẻ em giả. Từ 100 đến 200 em bé khác trong tỉnh An Huy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn sống sót. Các quan chức địa phương ở Phụ Dương đã bắt giữ 47 người chịu trách nhiệm sản xuất và bán các loại sữa giả.


Những

Ngoài ra, các nhà điều tra phát hiện 45 loại sữa dưới tiêu chuẩn được bán tại thị trường Phụ Dương, hơn 141 nhà máy chịu trách nhiệm về việc sản xuất sữa giả. Các nhà chức trách Trung Quốc thu giữ 2.540 túi sữa giả vào giữa tháng 4. Tháng 5 năm 2004, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước đã phát động điều tra.

Theo các bác sĩ Trung Quốc thì những em bé bị mắc chứng "bệnh đầu to". Trong thời gian 3 ngày kể từ khi uống sữa, đầu các em bé phồng to lên trong khi cơ thể trở nên gầy đi vì suy dinh dưỡng. Các loại sữa trẻ em giả được kiểm tra chỉ có 1-6% protein trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 10% protein.

Thịt bò giả từ thịt lợn

Những
Chỉ cần 5 bước đơn giản thịt lợn đã được “hô biến” thành thịt bò. Đây là phương pháp đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành thực phẩm đầy tai tiếng của Trung Quốc
Nguyên liệu để "hô biến" gồm chất được gọi là chiết xuất từ thịt bò và chất làm bóng cùng thịt lợn. Đầu tiên thái thịt lợn thành lát; sau đó cho chất phụ gia vào bát; kế đến trộn đều các chất phụ gia rồi nhúng thịt lợn đã thái lát vào và để trong 90 phút. Cuối cùng là chiên thịt trong dầu nóng để có món thịt bò "thơm ngon".

Theo tờ Telegraph, hướng dẫn “hô biến” thịt lợn thành thịt bò tràn ngập trên mạng của Trung Quốc.

Thịt cừu giả từ thịt chuột 

Hiện, người tiêu dùng Trung Quốc đang phẫn nộ trước vụ tai tiếng mới nhất gây xáo trộn cho nguồn cung cấp lương thực của cả nước, sau khi một nhóm tội phạm đã "hô biến" thịt chuột thành thịt cừu.

Những

Kẻ cầm đầu, có họ Wei, đã “tái chế” thịt chuột và các động vật khác bằng gelatin, nitrate và carmine (phẩm màu được sản xuất từ gián) rồi sau đó bán làm thịt cừu ở các chợ của nông dân ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải. Những sản phẩm này sau khi được bán ra các chợ đã mang về cho các nghi can hơn 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,6 triệu USD).
Vietbao.vn ( Theo Tinmoi.vn )

Những loại thức ăn giả độc hại chỉ có ở Trung Quốc

Để tăng lợi nhuận, nhiều loại thực phẩm ở Trung Quốc đã bị làm giả với mức độ "như thật".

1. Thịt giả

Việc nguyên liệu thịt nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa giấy các tông”. Có thể bạn sẽ không tin đây là sự thật, song việc “bìa các tông” được sử dụng làm thịt là chính xác.
Bằng cách ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn để làm nhân bánh bao một cách hoàn hảo đến bất ngờ.

2.Trứng gà giả

Sự kết hợp chính xác giữa các thành phần, bao gồm calcium carbonate, bột thạch cao và sáp nến giờ đây có thể giúp người nông dân Trung Quốc dễ dàng tạo ra một vỏ trứng gà giả. Đối với phần lòng đỏ bên trong của trứng, họ bắt đầu với việc pha trộn, bao gồm gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Tiếp sau đó, người ta lại trộn lẫn loại màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua để thu được loại “lòng đỏ trứng gà” trông y như thật.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước mức độ “chất lượng” của loại trứng gà này, khi nó sở hữu các đặc điểm vật lí không khác gì loại trứng thông thường, ngoại trừ việc đem lại cho người sử dụng một hàm lượng dinh dưỡng nghèo nàn, chưa kể đến nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe khi ăn phải các loại hóa chất công nghiệp.

3. Gạo giả

Báo cáo thường nhật tại Hồng Kông vào năm 2009 đã thông báo về việc các phương tiện truyền thông tại Singapore phát hiện ra việc sản xuất hàng loạt các loại gạo giả ở Thái Nguyên, một thị trấn ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, đây là một loại hỗn hợp bao gồm khoai tây và khoai lang được đúc thành hình dạng có cùng kích cỡ với hạt gạo thông thường. Để loại “gạo giả” dễ qua mắt người sử dụng hơn, nhà sản xuất tại đây đã bổ sung thêm một số các hạt nhựa công nghiệp để tăng độ cứng cho những hạt “khoai” nói trên.
Mặc dù được chế biến rất công phu và tinh xảo, song loại “gạo giả” này lại dễ dàng bị phát hiện khi được nấu lên. Chúng trở thành những loại hạt giống như nhựa và cực kì khó ăn, ngay cả khi đã chín, chưa kể tới một loạt loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người.

4. Rượu giả

Việc cho ra đời những loại rượu giả cao cấp từ lâu đã không còn là một điều gì đó quá khó khăn ở Trung Quốc. Nhờ sự gia tăng về số lượng các loại rượu vang nhập khẩu vào thị trường địa phương, các cơ sở sản xuất rượu tại đây đã bắt đầu cho ra lò một loạt các loại rượu với bao bì tương ứng với loại rượu “chính hãng”. Đối tượng thường hay mua nhầm các loại rượu này là những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại rượu thông dụng.

5. Quả óc chó giả

Các nhà cung cấp quả óc chó để có thể tăng được lợi nhuận của mình đã không ngừng nghĩ ra cách tạo ra một số lượng không nhỏ các loại quả giả để trộn lẫn với hàng thật. Để khiến khách hàng dễ dàng bị “đánh lừa” bởi thị giác khi nhìn vào các quả óc chó, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại nhân đặc biệt làm từ “xi măng” và “giấy” làm nhân bên trong. Việc làm giả quả óc chó đã nhanh chóng trở nên ngày càng phổ biến hơn, khi mà giá trị trên thị trường của nó ngày một tăng lên.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất “hàng giả” đáng lo ngại này, song vẫn chưa thể giải quyết nó được triệt để.
                                                                                          Theo Trí thức trẻ