Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Những "phi vụ" làm giả thực phẩm “kinh điển” của Trung Quốc


Trung Quốc  từ lâu đã "nổi tiếng" với các sản phẩm hàng hóa giả. Nhưng những năm trở lại đây, tình trạng hàng giả diễn ra càng ngày càng phức tạp và tinh vi. Dưới đây là những "phi vụ" làm giả thực phẩm kinh điển và tai tiếng nhất của người Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN:
>> Thực phẩm Trung Quốc vẫn chìm trong chất độc
>> Vì sao thực phẩm Trung Quốc là "kẻ sát nhân" toàn cầu?
>> Trung Quốc: lại phát hiện thực phẩm không an toàn

Trứng gà giả

Với người Trung Quốc, dường như không thứ gì là không thể làm giả, khi tại đây, người ta có thể làm giả cả trứng gà.

Những

Xuất hiện từ năm 2005 và trở lại thị trường năm 2012, trứng gà giả của Trung Quốc khiến người tiêu dùng Việt Nam “ngã ngửa” về trình độ làm giả “siêu đẳng” của người Trung Quốc.
Những

Nguyên liệu làm lòng trắng là muối axit hữu cơ, phèn chua, keo có nguồn gốc động vật. Một ít phẩm màu vàng chanh vào lòng trắng được lòng đỏ. Sau đó,  người ta dùng khuôn hình bầu dục để tạo hình lòng trắng và khuôn hình tròn để nắn lòng đỏ. Khâu cuối cùng là tạo vỏ trứng.Vỏ trứng được làm từ thạch cao và sáp paraphin trộn đều, nung ở 50OC. Môi trường chân không sẽ giúp hàn kín quả trứng giả và chỉ có những người tinh mắt lắm mới có thể phát hiện được. 

Nguồn gốc của vấn đề chính là tiền. Một cán bộ thuộc Trung tâm thanh tra và giám sát nhà nước đối với các sản phẩm thân thiện môi trường Trung Quốc cho biết, một quả trứng gà giả chỉ mất ít hơn 0,1 nhân dân tệ (khoảng 350 đồng), thì chi phí cho một quả trứng gà thật là 0,5 nhân dân tệ.

Mực giả tẩm gia vị giống hệt polymer


Những

Năm 2012, thị trường Việt Nam tràn ngập mực khô giả, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, có mùi vị khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật. Loại mực này được bán với giá 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật.

Làm giả quả hồ đào


Những

Quả hồ đào đã bị làm giả một cách hết sức tin vi - bên ngoài là vỏ thật nhưng ruột bên trong lại là cục vữa bê tông đông cứng. Theo trang Ministry of Tofu, những quả hồ đào giả được một người đàn ông có tên là Li mua từ một người bán dạo trên đường phố ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Khi ông Li mua 2,5kg hồ đào mang về nhà, ông bắt đầu bổ chúng ra thì bất ngờ phát hiện đó là hàng giả. Ruột của những quả hồ đào này là những viên đá bê tông được bọc bằng giấy mỏng.

Sữa giả

Trong tháng 4 năm 2004, ít nhất 13 trẻ em ở Phụ Dương, An Huy và từ 50 đến 60 trẻ nữa trong các vùng nông thôn của tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa trẻ em giả. Từ 100 đến 200 em bé khác trong tỉnh An Huy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn sống sót. Các quan chức địa phương ở Phụ Dương đã bắt giữ 47 người chịu trách nhiệm sản xuất và bán các loại sữa giả.


Những

Ngoài ra, các nhà điều tra phát hiện 45 loại sữa dưới tiêu chuẩn được bán tại thị trường Phụ Dương, hơn 141 nhà máy chịu trách nhiệm về việc sản xuất sữa giả. Các nhà chức trách Trung Quốc thu giữ 2.540 túi sữa giả vào giữa tháng 4. Tháng 5 năm 2004, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước đã phát động điều tra.

Theo các bác sĩ Trung Quốc thì những em bé bị mắc chứng "bệnh đầu to". Trong thời gian 3 ngày kể từ khi uống sữa, đầu các em bé phồng to lên trong khi cơ thể trở nên gầy đi vì suy dinh dưỡng. Các loại sữa trẻ em giả được kiểm tra chỉ có 1-6% protein trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 10% protein.

Thịt bò giả từ thịt lợn

Những
Chỉ cần 5 bước đơn giản thịt lợn đã được “hô biến” thành thịt bò. Đây là phương pháp đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành thực phẩm đầy tai tiếng của Trung Quốc
Nguyên liệu để "hô biến" gồm chất được gọi là chiết xuất từ thịt bò và chất làm bóng cùng thịt lợn. Đầu tiên thái thịt lợn thành lát; sau đó cho chất phụ gia vào bát; kế đến trộn đều các chất phụ gia rồi nhúng thịt lợn đã thái lát vào và để trong 90 phút. Cuối cùng là chiên thịt trong dầu nóng để có món thịt bò "thơm ngon".

Theo tờ Telegraph, hướng dẫn “hô biến” thịt lợn thành thịt bò tràn ngập trên mạng của Trung Quốc.

Thịt cừu giả từ thịt chuột 

Hiện, người tiêu dùng Trung Quốc đang phẫn nộ trước vụ tai tiếng mới nhất gây xáo trộn cho nguồn cung cấp lương thực của cả nước, sau khi một nhóm tội phạm đã "hô biến" thịt chuột thành thịt cừu.

Những

Kẻ cầm đầu, có họ Wei, đã “tái chế” thịt chuột và các động vật khác bằng gelatin, nitrate và carmine (phẩm màu được sản xuất từ gián) rồi sau đó bán làm thịt cừu ở các chợ của nông dân ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải. Những sản phẩm này sau khi được bán ra các chợ đã mang về cho các nghi can hơn 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,6 triệu USD).
Vietbao.vn ( Theo Tinmoi.vn )

Những loại thức ăn giả độc hại chỉ có ở Trung Quốc

Để tăng lợi nhuận, nhiều loại thực phẩm ở Trung Quốc đã bị làm giả với mức độ "như thật".

1. Thịt giả

Việc nguyên liệu thịt nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa giấy các tông”. Có thể bạn sẽ không tin đây là sự thật, song việc “bìa các tông” được sử dụng làm thịt là chính xác.
Bằng cách ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn để làm nhân bánh bao một cách hoàn hảo đến bất ngờ.

2.Trứng gà giả

Sự kết hợp chính xác giữa các thành phần, bao gồm calcium carbonate, bột thạch cao và sáp nến giờ đây có thể giúp người nông dân Trung Quốc dễ dàng tạo ra một vỏ trứng gà giả. Đối với phần lòng đỏ bên trong của trứng, họ bắt đầu với việc pha trộn, bao gồm gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Tiếp sau đó, người ta lại trộn lẫn loại màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua để thu được loại “lòng đỏ trứng gà” trông y như thật.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước mức độ “chất lượng” của loại trứng gà này, khi nó sở hữu các đặc điểm vật lí không khác gì loại trứng thông thường, ngoại trừ việc đem lại cho người sử dụng một hàm lượng dinh dưỡng nghèo nàn, chưa kể đến nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe khi ăn phải các loại hóa chất công nghiệp.

3. Gạo giả

Báo cáo thường nhật tại Hồng Kông vào năm 2009 đã thông báo về việc các phương tiện truyền thông tại Singapore phát hiện ra việc sản xuất hàng loạt các loại gạo giả ở Thái Nguyên, một thị trấn ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, đây là một loại hỗn hợp bao gồm khoai tây và khoai lang được đúc thành hình dạng có cùng kích cỡ với hạt gạo thông thường. Để loại “gạo giả” dễ qua mắt người sử dụng hơn, nhà sản xuất tại đây đã bổ sung thêm một số các hạt nhựa công nghiệp để tăng độ cứng cho những hạt “khoai” nói trên.
Mặc dù được chế biến rất công phu và tinh xảo, song loại “gạo giả” này lại dễ dàng bị phát hiện khi được nấu lên. Chúng trở thành những loại hạt giống như nhựa và cực kì khó ăn, ngay cả khi đã chín, chưa kể tới một loạt loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người.

4. Rượu giả

Việc cho ra đời những loại rượu giả cao cấp từ lâu đã không còn là một điều gì đó quá khó khăn ở Trung Quốc. Nhờ sự gia tăng về số lượng các loại rượu vang nhập khẩu vào thị trường địa phương, các cơ sở sản xuất rượu tại đây đã bắt đầu cho ra lò một loạt các loại rượu với bao bì tương ứng với loại rượu “chính hãng”. Đối tượng thường hay mua nhầm các loại rượu này là những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại rượu thông dụng.

5. Quả óc chó giả

Các nhà cung cấp quả óc chó để có thể tăng được lợi nhuận của mình đã không ngừng nghĩ ra cách tạo ra một số lượng không nhỏ các loại quả giả để trộn lẫn với hàng thật. Để khiến khách hàng dễ dàng bị “đánh lừa” bởi thị giác khi nhìn vào các quả óc chó, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại nhân đặc biệt làm từ “xi măng” và “giấy” làm nhân bên trong. Việc làm giả quả óc chó đã nhanh chóng trở nên ngày càng phổ biến hơn, khi mà giá trị trên thị trường của nó ngày một tăng lên.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất “hàng giả” đáng lo ngại này, song vẫn chưa thể giải quyết nó được triệt để.
                                                                                          Theo Trí thức trẻ

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Scandal thực phẩm mới nhất của Trung Quốc – Gạo Cadmium



Trung Quốc chẳng còn xa lạ gì với mấy vụ scandal về thực phẩm cho không chỉ với những thực phẩm xuất khẩu mà ngay chính thực phẩm phục vụ cho chính người dân nước này. Quả là đồng tiền đã làm mờ mắt lương tri của những tên khựa chính hiệu.
Mới đây, vụ scandal gạo cadmium mới nhất đã khiến dân chúng Trung Quốc thực sự hoảng loạn.
“Gạo cadmium” như tên gọi của nó là gạo tẩm cadmium vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đã trở thành mối lo ngại về thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc hiện nay, làm dấy lên làn sóng phản đối về việc sử dụng những hóa chất độc hại trong thực phẩm của quốc gia với những vụ bê bối từ lâu này.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Phanh phui những vụ thịt giả ở Trung Quốc

Gần đây, khá đông người tiêu dùng hoang mang, lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm sau hàng loạt vụ thịt giả ở Trung Quốc bị phanh phui.

Tuồn hàng giả, hết date vào giỏ quà tết
Chị em cảnh giác với hàng Tàu giả Việt

Thịt dê, thịt cừu làm từ... chuột cống
 
Ngày 4/5, đồng loạt các báo đưa tin Bộ công an Trung Quốc bắt tổng cộng 904 người trong chiến dịch kéo dài ba tháng truy quét những đối tượng làm thịt giả.
Đây là một phần trong chiến dịch truy quét tội phạm về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc từ tháng 1 năm nay. 
Kinh hoàng phanh phui những vụ thịt giả ở Trung Quốc 1
Bên phải là thịt cừu giả làm từ chuột cống, bên trái là thịt cừu thật.
Theo tiết lộ của công an, từ năm 2009, hàng tấn thịt chuột, cáo, chồn đã được đưa từ tỉnh Sơn Đông về, được pha chế thêm gelatine, chất nhuộm đỏ cùng nhiều chất phụ gia khác để trở thành...thịt dê, thịt cừu. 

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới



Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.

Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi nhiều tiền để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.

"Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm", tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.


Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN

Ông Tajani cho biết: "Một số mẫu giày của Trung Quốc tại Italy có hàm lượng crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3mg đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây ung thư". Phần lớn đồ chơi ở các nước EU đều là hàng Trung Quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.


>>Xem ảnh Thiên đường hàng nhái ở Trug Quốc

Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 - 2015.

Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.

Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC News còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 64 USD mỗi năm để mua hàng nước mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.

Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung Quốc cố ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung Quốc nên bị treo lại một thời gian. "Tuy nhiên, trong khi chờ chính phủ, thì cách chủ động nhất là người Mỹ phải tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ "Made in China" hay "PRC" (People Republic of China), thì đơn giản là hãy chọn một cái khác", bài báo viết.

Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung Quốc, thì cả nước đã bớt được hàng tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giảm được 1/12, tức 8% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm.

Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới". Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.
Hà Thu (tổng hợp)

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Truyền hình Trung Quốc tung “tin vịt” với ý đồ gì?


Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này.

Sự việc trên của CCTV khiến dư luận đặt câu hỏi, truyền thông nhà nước Trung Quốc tung “tin vịt tầm cỡ quốc tế” này với ý đồ chính trị gì?

Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.

Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.

Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.

Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.

Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?

Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Trung Quốc: Phát hiện nhiều đồng phục học sinh có chất gây ung thư


  Trung Quốc: Phát hiện nhiều đồng phục học sinh có chất gây ung thư

(Dân trí) - 21 trường học tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vừa buộc phải dừng mua đồng phục từ một công ty dệt may sau khi nhiều sản phẩm của công ty này bị phát hiện có chứa chất gây ung thư.

Thông tin được tờ Want China Times đăng tải dẫn thông báo của Cục giám sát chất lượng và kỹ thuật thành phố Thượng Hải. Theo đó một lô sản phẩm đồng phục học sinh mùa đông do công ty may Ouxia sản xuất bị phát hiện được nhuộm bằng một loại hóa chất có thể gây ung thư cũng như những tổn hại vĩnh viễn lên cơ thể con người.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Sau khi có thông tin trên, 21 trường học đã đặt mua sản phẩm từ công ty này đã ngừng sử dụng các đồng phục đồng thời gửi các mẫu sản phẩm đi xét nghiệm. Trong khi đó, theo tờ Oriental Morning Post, công ty Ouxia bị buộc phải tạm đóng cửa để phục vụ điều tra.

Ngoài ra, theo kết quả kiểm tra, 6 trong số 22 lô đồng phục được bán ra thị trường đã không đảm bảo các tiêu chuẩn và có nhiều sai phạm về nhãn mác, có mức độ pH bất thường, khai man về thành phần vải và không có đủ thông tin hướng dẫn sử dụng. Đáng nói hơn đây không phải lần đầu tiên công ty trên bị phát hiện sai phạm.

Trước đó vào các năm 2009, 2011 và 2012 Ouxia đã nhiều lần vi phạm quy định về dán nhãn mác, nồng độ pH và hướng dẫn cho người sử dụng. Lần vi phạm gần nhất là vào tháng 11 năm ngoái.

Phát biểu trước báo giới, chủ của công ty biện minh rằng chỉ có một dải băng màu đen rộng 1cm trên đồng phục là có chứa chất gây ung thư. Và rằng công ty không đưa 50 đồng phục có chứa chất gây ung thư đi xét nghiệm bởi chúng là chỉ hàng mẫu, không phải để bán. Hiện cả 50 mẫu đồng phục này đều đã bị tiêu hủy.

Tại Trung Quốc, các công ty may mặc không cần phải tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn nào khi ký kết các hợp đồng may đồng phục cho trường học. Các cơ quan giám sát chất lượng tại Thượng Hải cũng có rất ít thời gian để kiểm tra các mẫu đồng phục do các nhà máy chỉ sản xuất đồng phục trước khi học kỳ mới bắt đầu.

Nếu sản phẩm của một công ty bị phát hiện không đạt chuẩn, công ty đó sẽ được báo cáo tới cơ quan giám sát công nghệ địa phương. Tại đây họ được yêu cầu cải tiến sản phẩm và nộp mẫu mới để kiểm tra. Nếu vượt qua được được kiểm tra lần hai, họ có thể thoải mái bán sản phẩm ra thị trường.

Chính quyền thành phố Thượng Hải cho biết sẽ triển khai một nền tảng trực tuyến để thông báo tới các trường về kết quả kiểm nghiệm đồng phục, và đề nghị các trường theo dõi chất lượng đồng phục. Họ cũng được khuyến cáo mua sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín.

Hiện tại tiêu chuẩn duy nhất các trường sử dụng để quyết định mua đồng phục là giá cả. Một bộ đồng phục mùa Hè và mùa Đông chỉ có giá trong khoảng từ 8 USD tới 24 USD. Hiệu trưởng một trường tiểu học địa phương khẳng định do giá cả thấp khiến nhiều nhà sản xuất phải dùng các nguyên liệu dưới chuẩn. Các trường cũng khó theo dõi chất lượng đồng phục do họ không có chuyên môn và cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng nào về lựa chọn nhà cung cấp.

Thanh Tùng
Theo Want China Times